Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo Giải pháp quản lý sâu bệnh hại cây sầu riêng, cây bơ và cây mít tại Đắk Lắk

16:06, 10/09/2019

Sáng 10-9, Liên hiệp các Hội khoa học tỉnh tổ chức Hội thảo giải pháp quản lý sâu bệnh hại cây sầu riêng, cây bơ và cây mít tại Đắk Lắk.

Tham dự có đại diện Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Hội cây ăn trái và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cây ăn trái.

Đắk Lắk hiện có hơn 20.000 ha cây ăn trái, gồm những cây trồng chủ lực như: cây sầu riêng (gần 7.000 ha), bơ (6.000 ha), mít (2.000 ha)… Tổng doanh thu hằng năm từ các loại cây ăn trái ước đạt khoảng 500 tỷ đồng.

ảnh
Các đại biểu tham dự hội thảo

Tuy nhiên, do hiệu quả kinh tế cao, diện tích cây ăn trái đang có xu thế phát triển nhanh về diện tích và nhiều nông dân chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật khiến không ít vườn cây ăn trái phải đối diện với các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là cây sầu riêng.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe nhiều báo cáo tham luận về biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm kiểm soát sâu, bệnh hại chính trên một số loài cây ăn trái; việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng chống một số sâu bệnh hại chính trên cây sầu riêng ở Đắk Lắk; đặc điểm gây hại và biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây sầu riêng, bơ, mít...

ảnh
Các đại biểu tham quan các loại cây ăn trái của Hội cây ăn trái Đắk Lắk

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã đưa ra nhiều ý kiến về thực trạng phát triển cây ăn trái trên địa bàn tỉnh như phát triển tự phát, manh mún; trình độ kỹ thuật của nông dân còn thấp; đầu ra phụ thuộc vào thương lái. Đồng thời đề xuất những giải pháp về quản lý vườn cây, sâu bệnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc sản xuất cây ăn trái trong thời gian tới …

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.