Multimedia Đọc Báo in

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tại huyện Cư M'gar

15:09, 16/10/2019

Ngày 16-10, Đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã có buổi làm việc tại huyện Cư M’gar nhằm giám sát tình hình thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn.

Tại buổi làm việc, Đội quản lý thị trường số 5 (thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh) đã báo cáo tình hình thực hiện đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ năm 2017 đến tháng 6-2019. Theo đó, Đội quản lý thị trường số 5 quản lý địa bàn 3 huyện gồm: Cư M’gar, Buôn Đôn và Ea Súp. Từ năm 2017 đến tháng 6-2019, Đội đã kiểm tra 254 vụ, xử lý 85 vụ vi phạm, số tiền thu được qua xử lý trên 620 triệu đồng. Cùng với đó, Đội đã phối hợp với các ban, ngành địa phương kiểm tra 72 vụ, xử lý 45 vụ, số tiền thu được qua xử lý là 414 triệu đồng.

Quang cảnh buổi làm việc
Đại biểu tham dự buổi làm việc

Theo Đội quản lý thị trường số 5, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Cư M’gar ngày càng có ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, mức độ vi phạm pháp luật có xu hướng giảm. Các vi phạm chủ yếu là kinh doanh chưa có giấy phép; buôn bán, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu.

pha
Ông Phạm Hát, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

Trao đổi tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đã yêu cầu Đội quản lý thị trường số 5 giải trình thêm một số vấn đề còn tồn tại như kết quả tham mưu cho huyện trong công tác quản lý, kiểm soát thị trường; thanh, kiểm tra chuyên đề; tham mưu quy chế phối hợp giữa cơ quan Quản lý thị trường và Cảnh sát giao thông để kiểm soát hàng hóa trên khâu lưu thông… Đồng thời, yêu cầu Đội quản lý thị trường số 5 tiếp tục phát huy tính chủ động trong triển khai nhiệm vụ chuyên môn, tăng cường công tác phối hợp tại địa phương; tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác tuyên truyền để người dân hiểu và chấp hành pháp luật trong kinh doanh…  

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.