Multimedia Đọc Báo in

Bế giảng lớp học chương trình lễ hội và truyền dạy đánh chiêng, nhạc cụ dân tộc

16:24, 30/10/2019

Chiều 30-10, Trung tâm Văn hoá tỉnh tổ chức bế giảng lớp học xây dựng chương trình lễ hội và truyền dạy đánh chiêng, nhạc cụ dân tộc năm 2019. 

Sau 10 ngày học tập (từ ngày 21 đến ngày 30-10), dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú, các học viên (là cán bộ văn hóa cơ sở, làm công tác phong trào thuộc 10 huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Văn hóa tỉnh và lực lượng vũ trang) đã nắm vững được một số nội dung cơ bản. 

f
Các học viên diễn tấu Đing puốt, Kpah, hát Kứt.

Cụ thể: phương pháp xây dựng kịch bản cho một chương trình lễ hội dân gian, lễ hội văn hóa hiện đại; tính năng các nhạc cụ và khả năng ứng dụng trong hệ thống bài bản; kỹ thuật diễn tấu chiêng với các kiểu gõ chặn, gõ nẩy, vê dùi, chạy quãng; thực hành diễn tấu Đing puốt, Kpah, hát Kứt; cách sử dụng Cing Jô, Cing Knah, Tưng gơr và diễn tấu một số bài chiêng như “Mừng được mùa”, “Đón khách”, “Gọi Yàng”…

f
Học viên được trao Giấy chứng nhận

Tại buổi bế giảng, Ban tổ chức đã trao Giấy chứng nhận cho 36 học viên hoàn thành khóa học xây dựng chương trình lễ hội và truyền dạy đánh chiêng, nhạc cụ dân tộc năm 2019.

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.