Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk có một dự án lọt vào Vòng chung kết Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019

16:05, 31/10/2019

Qua vòng bán kết 3 của Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn 2019 được tổ chức tại Đắk Lắk với 21 dự án tham gia thuyết trình đến từ Lâm Đồng, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh, Kon Tum, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Đắk Nông và Đắk Lắk, Ban tổ chức đã lựa chọn được 8 dự án xuất sắc vào vòng chung kết, trong đó có 1 dự án của Đắk Lắk.

Đó là Dự án Nâng cao giá trị củ nghệ thương hiệu EPIS.

7 dự án còn lại vượt qua vòng bán kết 3 gồm: Sản xuất nấm đông trùng hạ thảo (Đắk Nông); Thu gom và phân loại tái chế tác thải sinh hoạt (Đồng Nai); Trà Thanh An (Lâm Đồng); Sản xuất nước chấm lên men từ quả mắc mật (Lâm Đồng); Mật dừa nước và các sản phẩm từ dừa nước (TP. Hồ Chí Minh); Bột rau sấy lạnh (TP. Hồ Chí Minh); Đèn Led cho tàu cá (Vũng Tàu).

Các dự án đã vượt qua Vòng bán kết 3 để bước vào Vòng chung kết Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn 2019.
Ban tổ chức chúc mừng các dự án đã vượt qua Vòng bán kết 3 

Được biết, Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019 do Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức. Cuộc thi được phát động vào tháng 4-2019 và thu hút 225 dự án tham gia đến từ 48 tỉnh, thành trên cả nước. Qua chấm điểm, Ban Giám khảo đã thống nhất lựa chọn 105 dự án (thuộc 40 tỉnh, thành) vào thi vòng bán kết (chia làm 3 vòng ở 3 khu vực). Kết thúc vòng bán kết, đã có 29 dự án xuất sắc được chọn vào vòng chung kết sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 23, 24-11-2019.

Khả Lê

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.