Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea H'leo đạt và vượt kế hoạch 30 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

15:52, 19/12/2019
HĐND huyện Ea H’leo khóa IX, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã thông qua Nghị quyết về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh năm 2019, phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.
 
Trong số 32 chỉ tiêu về các mặt công tác năm 2019, huyện Ea H’leo đã đạt và vượt kế hoạch 30 chỉ tiêu, 1 chỉ tiêu gần đạt và 1 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch. Một số kết quả nổi bật như: huy động vốn toàn xã hội đạt 2.050 tỷ đồng, thu ngân sách trên địa bàn huyện 99,6 tỷ đồng, giải quyết việc làm mới cho 2.016 lao động, tỷ lệ che phủ rừng 31,62%, trường đạt chuẩn quốc gia 47%... Các chỉ tiêu không hoàn thành gồm: giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới chỉ đạt 2,2%/2,34%, tổng giá trị sản phẩm 5.232 tỷ đồng/5.257 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến các chỉ tiêu này chưa đạt kế hoạch là tình trạng thiên tai, dịch bệnh diễn ra phức tạp, nông sản mất mùa, rớt giá, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người dân.
 
Nông dân thu hoạch tiêu tại xã Ea Sol, huyện Ea H'leo
Nông dân xã Ea Sol thu hoạch tiêu 
Trong năm 2020, huyện Ea H’leo phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,5 – 12%, thu nhập bình quân đầu người 45,28 triệu đồng/người/năm, thu ngân sách 121,7 tỷ đồng, có 63,6% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và giảm 2,34% số hộ nghèo… Địa phương xác định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, tái cơ cấu nền kinh tế hoàn thành kế hoạch 2015 – 2020; thu hút đầu tư các dự án công nghiệp, nhất là dự án điện gió, điện mặt trời và chế biến nông sản; đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, các tổ chức và doanh nghiệp.
 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.