Multimedia Đọc Báo in

Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk: Bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu khẩu trang y tế

16:20, 03/02/2020
Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk cho biết, đơn vị hoàn toàn đủ khả năng cung ứng khẩu trang y tế đạt chuẩn cho người tiêu dùng trên địa bàn nhằm ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.
 
Theo đó, ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk đã làm việc với các đơn vị sản xuất tăng cường nhập mặt hàng khẩu trang y tế đạt chuẩn. Hiện tại, trong kho của công ty có trên 500 nghìn cái khẩu trang y tế sẵn sàng đáp ứng cho người tiêu dùng. Công ty sẽ thường xuyên bám sát diễn biến của thị trường để bổ sung kịp thời và thực hiện cân đối việc phân bổ số khẩu trang y tế xuất kho phù hợp với nhu cầu của từng địa bàn.
 
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra việc kinh doanh khẩu trang y tế tại một quầy thuốc trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra việc kinh doanh khẩu trang y tế tại một quầy thuốc trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột
 
Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk hiện có 800 quầy thuốc trực thuộc. Trước tình trạng một số quầy thuốc lợi dụng nhu cầu khẩu trang y tế tăng đột biến do dịch nCoV gây ra để "găm hàng", tăng giá, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk Phan Thành Trinh khẳng định, nếu phát hiện đơn vị trực thuộc nào có hành vi trên sẽ lập tức chấm dứt hợp đồng hợp tác. Bên cạnh đó, công ty cũng có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích các đơn vị trực thuộc cấp phát miễn phí khẩu trang y tế đạt chuẩn cho những người có nhu cầu. Riêng hai đơn vị trực thuộc tại 86 Nơ Trang Lơng và 56 Phan Bội Châu (TP. Buôn Ma Thuột) đã và đang triển khai cấp phát khẩu trang y tế miễn phí cho người dân.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.