Multimedia Đọc Báo in

Khởi công xây dựng cầu Cư Păm

16:39, 23/02/2020

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh cho biết, đơn vị vừa tiến hành khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Cư Păm (Km 21+050) thuộc Tỉnh lộ 9, huyện Krông Bông.

Dự án được xây dựng về phía thượng lưu Krông Ana, cách cầu cũ khoảng 60 m; quy mô thiết kế vĩnh cửu, tải trọng thiết kế HL93, tần suất thiết kế P=1%. Cầu gồm 5 nhịp với chiều dài 33 m, rộng 9 m (không lề bộ hành). Phần đường 2 đầu cầu có chiều dài 893,17 m, quy mô thiết kế đường cấp IV miền núi, bề rộng nền đường 7,5 m, bề rộng mặt đường 5,5 m; lề đường mỗi bên 1 m, mặt đường bê tông xi măng. Dự án do Liên danh Công ty Đại Thiên Trường, Đại Việt và Hoài Ân thi công xây lắp và dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 23-6-2021.

Cầu Cư Păm hư hỏng đã hai năm nay gây khó khăn cho việc thông thương của người dân.
Cầu Cư Păm hư hỏng do ảnh hưởng của lũ trên sông Krông Ana từ tháng 11-2016.

Được biết, cầu Cư Păm nằm giữa hai xã Hòa Tân và Khuê Ngọc Điền (huyện Krông Bông) được xây dựng từ năm 1979, có chiều dài 80 m, bắc qua sông Krông Ana phục vụ việc giao thương, đi lại của hàng nghìn hộ dân trong và ngoài huyện. Tháng 11-2016, do ảnh hưởng của đợt mưa lớn kéo dài, nước lũ trên sông Krông Ana chảy xiết làm trụ T2 của cầu bị xói, sụt lún khiến cầu bị gãy một nhịp gấp khúc tạo hình chữ V. Ngay sau đó, Sở Giao thông vận tải đã lắp dầm thép bắc qua hai trụ cầu (T1 và T3) làm cầu tạm vượt điểm gãy gập và giới hạn tải trọng qua cầu dưới ba tấn, chiều cao hai mét, chủ yếu dành cho xe con, xe tải nhỏ, xe máy và người đi bộ qua lại cho nên việc vận chuyển hàng hóa, nông sản, nguyên vật liệu của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.