Multimedia Đọc Báo in

Bảo tàng Thế giới Cà phê được bình chọn là điểm đến tốt nhất khi đến Việt Nam

22:48, 06/03/2020

Tạp chí du lịch Wanderlust - Tạp chí chuyên về du lịch trải nghiệm, khám phá văn hóa hàng đầu thế giới của Anh quốc - vừa xếp hạng tham quan Bảo tàng Thế giới Cà phê là 6/17 điều tốt nhất du khách nên làm khi tới Việt Nam.

Theo Wanderlust, khi đến với thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cùng những trải nghiệm thú vị tại Lễ hội Cà phê được tổ chức hai năm một lần, du khách đặc biệt được tìm hiểu cách thức pha chế nhiều loại cà phê, cũng như khám phá những điều chưa biết về văn hóa, lịch sử cà phê Việt Nam và thế giới tại Bảo tàng Thế giới Cà phê.

a
Bảo tàng Thế giới Cà phê nhìn từ trên cao

Cùng với đánh giá là “Bảo tàng sống lớn nhất, sống động và độc đáo nhấtcủa hãng thông tấn uy tín thế giới AP, việc tiếp tục được Tạp chí Wanderlust bình chọn là một trong những hoạt động đặc biệt cần trải nghiệm khi tới Việt Nam chỉ sau hơn một năm mở cửa, Bảo tàng Thế giới Cà phê đã minh chứng không chỉ là điểm đến của những người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới, mà còn góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu là “Điểm đến mới của Việt Nam”, góp phần định vị Buôn Ma Thuột trở thành “Thủ phủ cà phê toàn cầu”, Đắk Lắk trở thành “Điểm đến của cà phê thế giới”, từ đó gia tăng giá trị văn hóa cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới.

a
Hoạt động bảo tồn, giới thiệu văn hóa với Hội thi ủ rượu cần - hoạt động định kỳ diễn ra tại Bảo tàng Thế giới Cà phê

Bảo tàng Thế giới Cà phê thuộc dự án Thành phố cà phê do Tập đoàn Trung Nguyên Legend xây dựng từ tháng 3-2018 và chính thức mở cửa đón khách từ cuối tháng 11-2018. Bảo tàng Thế giới Cà phê lưu giữ hơn 10.000 hiện vật liên quan đến ba nền văn minh cà phê tiêu biểu của thế giới có niên đại gần 3 thế kỷ. Trong hơn 1 năm hoạt động, Bảo tàng Thế giới Cà phê đã tổ chức hơn 60 hoạt động văn hóa, tiêu biểu gồm các triển lãm chuyên đề về cà phê và các hoạt động bảo tồn, giới thiệu văn hóa cộng đồng bản địa, thế giới.

Lê Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.