Multimedia Đọc Báo in

Nguồn máu dự trữ phục vụ cấp cứu, điều trị có nguy cơ thiếu hụt

19:58, 05/04/2020

Thông tin từ ngành Y tế, các cơ sở y tế trên địa bàn, nhất là Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn máu phục vụ cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân.

Tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, mỗi ngày sử dụng khoảng 70 đơn vị máu cho công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Tuy nhiên đến ngày 1-4, bệnh viện chỉ còn khoảng 200 đơn vị máu dự trữ, trong khi kế hoạch tiếp nhận máu hiến tặng vẫn chưa được triển khai.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế, từ khi dịch Covid-19 xảy ra, nhất là trong giai đoạn thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các đợt hiến máu tình nguyện phải tạm ngưng thực hiện. Hơn nữa, hiện nay sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn đang tạm nghỉ học, trong khi đây là một trong những lực lượng chủ yếu tham gia hiến máu tình nguyện trên địa bàn. Hiện tại, trong trường hợp thiếu máu khẩn cấp, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện của tỉnh và các cơ sở y tế sẽ huy động máu từ thành viên các câu lạc bộ “Ngân hàng máu sống” và người nhà bệnh nhân đến hiến máu trực tiếp để cấp cứu người bệnh. Bên cạnh đó, Khoa Huyết học truyền máu, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cũng đã có tờ trình gửi Sở Y tế, UBND tỉnh cho cơ chế để tiếp tục tổ chức lấy máu bằng cách chia nhỏ số người hiến trong mỗi đợt hiến máu.

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.