Multimedia Đọc Báo in

Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

14:51, 09/04/2020

Bảo hiểm xã hội tỉnh vừa ban hành công văn gửi các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh về việc hướng dẫn tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Theo đó, đối tượng được áp dụng tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là các doanh nghiệp (người sử dụng lao động) gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra, dẫn đến không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên; hoặc doanh nghiệp bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra theo quy định.

a
Người dân đến thực hiện các thủ tục bảo hiểm tại BHXH huyện Krông Pắc dịp đầu năm 2020. (Ảnh minh họa)

Các quy trình, thủ tục thực hiện việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thực hiện theo quy định. Thời gian áp dụng kể từ tháng doanh nghiệp đề nghị và nộp hồ sơ đầy đủ cho cơ quan BHXH đến tháng 6-2020. Trường hợp đến hết tháng 6-2020, dịch Covid-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu doanh nghiệp có đề nghị thì BHXH tỉnh phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh gửi BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12-2020. 

Việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhanh chóng ổn định sản xuất. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, doanh nghiệp vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT và bảo hiểm thất nghiệp. Hết thời hạn tạm dừng đóng, doanh nghiệp và người lao động tiếp tục đóng đủ tiền bảo hiểm theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng.

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.