Multimedia Đọc Báo in

Học sinh lớp 2 trốn khỏi trường đi bộ hơn 12 km về nhà

22:52, 16/05/2020
Chiều ngày 15-5, một nam thanh niên phát hiện một bé trai đi bộ trong tình trạng mệt mỏi nên đã gặng hỏi thì biết được đây là học sinh lớp 2 của Trường Tiểu học Quốc tế (tại TP. Buôn Ma Thuột) đã đi bộ hơn 12 km để về nhà do nhớ bố.
 
Biết được nhà của bé trai ở tại thị trấn Phước An (huyện Krông Pắk, do đang tiện đường nên nam thanh niên đã chở bé trai này về Công an thị trấn Phước An để tìm người nhà và đăng tải thông tin này lên mạng xã hội.
 
Trường Tiểu học Quốc tế (TP. Buôn Ma Thuột).
Trường Tiểu học Quốc tế (TP. Buôn Ma Thuột).
 
Ông Trương Quang Lương, Chủ tịch HĐQT Trường Tiểu học Quốc tế xác nhận: Đây là trường hợp của em T.G.H. (lớp 2A5, học sinh nội trú vừa được nhận vào trường được 3 ngày). Vào khoảng 14 giờ 45 phút ngày 15-5, ngay trong giờ ra chơi em H. đã đi tới khu vực cổng phụ nhỏ (nơi cung cấp thực phẩm) cho trường và lẻn ra ngoài trong lúc nhân viên đang đưa thực phẩm vào.
 
Đến giờ vào lớp, giáo viên chủ nhiệm phát hiện không thấy em H. nên đã báo cho lãnh đạo nhà trường tổ chức tìm kiếm nhưng không thấy. Khoảng 18 giờ 30 phút, nhận được thông tin em H. đang ở Công an thị trấn Phước An nên ông đã trực tiếp đến và cùng phụ huynh đưa em về lại trường.
 
Trưởng Phòng GD-ĐT TP. Buôn Ma Thuột Mai Thị Hồng Hà cho biết: Phòng đã nắm thông tin về việc học sinh trốn khỏi trường để về nhà và đây sự việc sơ sót của trường khi cháu lẻn ra mà không nắm bắt được. Đồng thời, lưu ý nhà trường cần cẩn thận trong chuyện này - dù trường cũng rất chu đáo trong công tác quản lý học sinh.
 
“Đây là sự việc nguy hiểm nhưng may mắn không xảy ra sự cố nào đối với học sinh. Hiện đang cuối tuần nên tôi mới chỉ trao đổi với nhà trường về việc xử lý vụ việc, trong những cuộc họp tới tôi sẽ chấn chỉnh việc phải quản lý chặt chẽ học sinh hơn nữa”, bà Mai Thị Hồng Hà nhấn mạnh.
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.