Multimedia Đọc Báo in

Dừng tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2021

20:05, 11/08/2020
UBND tỉnh cho biết, Chính phủ vừa đồng ý phương án dừng tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2021 và đề xuất dời sang năm 2022 do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường.
 
Theo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2021, lễ hội lần này có chủ đề  “Đắk Lắk - Điểm đến của cà phê thế giới”, thời gian tổ chức dự kiến từ ngày 9-3 đến 16-3-2021. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh đã xem xét xây dựng hai phương án tổ chức (có khách quốc tế và không có khách quốc tế) và tổ chức theo quy mô nào… Trong đó, phương án 1 là trường hợp cuối năm 2020, dịch bệnh Covid-19 trên thế giới chấm dứt, lễ hội vẫn được tổ chức với nhiều hoạt động. Trong trường hợp dịch chưa kiểm soát được, sự kiện sẽ được rút gọn, tổ chức ở phạm vi trong nước. Phương án 2 là trên cơ sở phân tích tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước và trên thế giới, ảnh hưởng đối với kinh tế - xã hội của địa phương, khả năng vận động tài trợ, thu hút du khách và tình hình sản xuất, kinh doanh cà phê… sẽ tạm hoãn tổ chức lễ hội.
 
Một tiết mục văn nghệ tại Lễ Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.
Một tiết mục nghệ thuật tại Lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019. (Ảnh minh hoạ)

Được biết, ngày 30-6-2020, Ban cán sự đảng UBND tỉnh đã có công văn xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy về việc tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2021. Ngày 15-7-2020, Thường trực Tỉnh ủy đã có thông báo thống nhất với phương án 2, dừng tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2021 và đề xuất dời sang năm 2022 do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cà phê gặp khó khăn ảnh hưởng đến việc vận động tài trợ cho hoạt động của lễ hội… và giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

 
Khả Lê

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.