Multimedia Đọc Báo in

Kiểm tra công tác cải cách hành chính tại thị xã Buôn Hồ

18:42, 29/10/2020
Ngày 29-10, Đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) nhà nước năm 2020 (gọi tắt là Đoàn kiểm tra số 1570) trên địa bàn tỉnh đã tiến hành kiểm tra tại thị xã Buôn Hồ.
 
Qua kiểm tra tại phường Thiện An, phường Đạt Hiếu và UBND thị xã cho thấy công tác CCHC trên địa bàn thị xã Buôn Hồ đã có nhiều chuyển biến tích cực. UBND thị xã thường xuyên quán triệt đến từng cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức nghiêm túc thực hiện những nội dung trong kế hoạch CCHC hằng năm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. 
 
tt
Phó Chủ tịch UBND thị xã Buôn Hồ Võ Văn Dũng phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra 1570.
Thủ tục hành chính công khai minh bạch; thể chế hành chính ngày càng đổi mới, đúng pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Ý thức trách nhiệm và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao, người dân hài lòng về chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước. Hiện tại UBND thị xã có 320 thủ tục cấp huyện, xã được cung cấp trực tuyến từ mức độ 2 trở lên, trong đó thủ tục hành chính mức độ 3 là 55 thủ tục, mức độ 4 là 24 thủ tục.  
 
tt
Thành viên Đoàn kiểm tra 1570 kiểm tra công tác cải cách thể chế tại UBND thị xã Buôn Hồ.
 
Qua kiểm tra, Đoàn cũng đã chỉ ra một số hạn chế của các địa phương trong công tác CCHC như: tại UBND phường Thiện An chưa thực hiện việc sáp nhập các tổ, khối theo Đề án sáp nhập bộ máy hành chính nhà nước; hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính công ích phát sinh rất ít; chưa sử dụng phần mềm quản lý văn bản (iDesk) để ban hành văn bản điện tử… Đối với UBND phường Đạt Hiếu, đơn vị chưa công bố lại hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đo lường chất lượng TCVN ISO 9001:2015; chưa áp dụng chữ ký số để ban hành văn bản theo quy định…
Như Quỳnh
 
 
 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.