Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên khu vực Tây Nguyên

23:23, 12/11/2020
Trong 2 ngày 12 và 13-11, tại TP. Buôn Ma Thuột, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ Trung ương Đoàn phối hợp với Tỉnh Đoàn Đắk Lắk tổ chức lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật khu vực Tây Nguyên năm 2020.
 
Lớp tập huấn có sự tham gia của 120 học viên là đoàn viên thanh niên trực tiếp sản xuất tại cơ sở, trang trại, câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên, chủ các mô hình thanh niên phát triển kinh tế của các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
 
Các học viên tham dự lớp tập huấn
Các học viên tham dự lớp tập huấn
 
Học viên đã được tìm hiểu một số kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt; trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế; thế mạnh của vùng, ưu thế phát triển nông nghiệp địa phương; giới thiệu và phổ biến các mô hình phát triển kinh tế mới, cách làm hay, hiệu quả trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, các mô hình liên kết chuỗi sản xuất, thu mua và tiêu thụ nông sản.
 
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam chia sẻ kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt cho thanh niên nông thôn
 
Ngoài ra, học viên còn đã được tham quan thực tế mô hình kinh tế tổng hợp của thanh niên tại huyện Cư M’gar.
 
Đây là hoạt động nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong phát triển kinh tế, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước. Đồng thời động viên, khuyến khích, cổ vũ, hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; góp phần đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Đoàn, mở rộng đoàn kết tập hợp thanh niên.
 
Vân Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.