Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị trực tuyến lần thứ 3, khoá IX Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

16:14, 22/12/2020

Ngày 22-12, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến, lần 3 khoá IX với 63 điểm cầu trong cả nước dưới sự chủ trì của Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và chỉ đạo hội nghị.

Tại điểm cầu Đắk Lắk, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường và Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh H’Kim Hoa Byă chủ trì hội nghị, cùng sự tham dự của đại diện các tổ chức thành viên MTTQ.

U
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.


Hội nghị đã thông qua các báo cáo về kết quả công tác Mặt trận năm 2020, chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm năm 2021; Công tác giám sát và phản biện xã hội năm 2020; 5 năm thi hành Luật MTTQ Việt Nam (2015-2019); Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2020.

Năm 2020, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã bám sát các chương trình phối hợp hành động, phát huy vai trò trách nhiệm, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc và hoàn thành tốt mọi mặt nhiệm vụ, nhất là trên lĩnh vực an sinh xã hội, chăm lo cho những gia đình chính sách, đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19, thiên tai, hoạn nạn. Kết quả trong năm 2020, cả nước huy động được trên 5.120 tỷ đồng Quỹ Vì người nghèo, trên 2.263 tỷ đồng ủng hộ công tác phòng, chống Covid -19 để triển khai toàn diện các mặt công tác an sinh xã hội.

Bên cạnh đó Ủy ban MTTQ Việt Nam từ cấp Trung ương đến địa phương triển khai hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội trên nhiều lĩnh vực được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như: việc thực hiện chi trả hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo.

Về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giai đoạn 2018-2020, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến rõ nét, góp phần phòng ngừa những vụ việc tiêu cực, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong các cơ quan, đơn vị.

a
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường và Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh H’Kim Hoa Byă chủ trì tại điểm cầu Đắk Lắk.


Báo cáo sơ kết 5 năm thi hành Luật MTTQ Việt Nam khẳng định sau khi luật có hiệu lực, đi vào cuộc sống đã tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về vai trò, quyền và trách nhiệm của tổ chức Mặt trận, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, đưa hoạt động của Mặt trận đi vào thực chất, chiều sâu.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng ghi nhận, đánh giá cao những kết quả Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đạt được trong năm qua, đồng thời đề nghị thời gian đến, tổ chức Mặt trận cần quan tâm triển khai một số mặt công tác trọng tâm, như: tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt  Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; lắng nghe, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở; tập trung nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ đội ngũ làm công tác Mặt trận và phát huy hơn nữa vị thế, vai trò của Mặt trận qua làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội…

Thừa ủy quyền Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường (thứ 2 từ phải sang) trao Cờ cho Thừa ủy quyền Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường (thứ 2 từ phải sang) trao Cờ cho
Thừa ủy quyền của Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường trao Cờ tặng Đơn vị xuất sắc toàn diện năm 2020 cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh 


Nhân dịp này, nhiều tập thể, cá nhân được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khen thưởng, trong đó Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk được tặng Cờ là Đơn vị xuất sắc toàn diện năm 2020.

Đăng Triều

 

 

 

 




 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.