Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Ana

Ước tính thiệt hại do mưa lũ trên 120 tỷ đồng

18:55, 05/12/2020
Do tác động của rìa nam lưỡi áp cao lạnh lục địa và nhiễu động gió đông hoạt động mạnh, từ ngày 30-11 đến ngày 2-12 trên địa bàn huyện Krông Ana đã xảy ra mưa vừa đến mưa to và kéo dài khiến nhà ở, cây trồng, vật nuôi bị ngập nặng. 
 
Cụ thể, những nơi bị ảnh hưởng trực tiếp gồm các xã: Dur Kmăl, Ea Bông, Ea Na, Quảng Điền và thị trấn Buôn Trấp. 
 
Theo thống kê của UBND huyện Krông Ana đến ngày 4-12, toàn huyện có 169 nhà dân, 9 chòi kiên cố và 1 trang trại chăn nuôi bị ngập nước; có 156,25 ha cây trồng bị thiệt hại, trong đó có 50,9 ha khoai lang, ngô và rau màu mất trắng; có 196,4 ha ao nuôi cá, 168 lồng bè nuôi cá trên sông bị ngập lụt làm chết và thất thoát cá theo dòng nước lũ…
 
Ước tính tổng thiệt hại do lũ lụt gây ra là trên 120 tỷ đồng (chưa ước tính giá trị thiệt hại về nhà cửa, trường học, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả).
 
Hiện nay, mực nước tại các sông, suối trên địa bàn đang xuống chậm. Đến chiều 4-12, một số địa phương trên địa bàn huyện vẫn còn bị ngập úng, gây nhiều thiệt hại cho người dân. 
 
Một số hình ảnh ngập lụt trên địa bàn huyện Krông Ana được phóng viên Báo Đắk Lắk ghi lại:
 
Nước sông
Nước sông dâng cao chia cắt một số đoạn đường tại khu vực ven cầu Buôn Trấp (thị trấn Buôn Trấp)

 

Một số
Một số ngôi nhà tại thị trấn Buôn Trấp vẫn ngập sâu trong nước

 

Người dân di chuyển khá khó khăn
Người dân di chuyển khá khó khăn qua các đoạn đường bị ngập nước

 

Diện tích khoai lang
Diện tích trồng khoai lang...

 

và rau củ
và rau củ của người dân buôn Krông, xã Dur Kmăl chìm trong nước

 

Toàn bộ học sinh
Học sinh Trường Tiểu học Y Ngông, điểm trường Buôn Krông tạm thời nghỉ học do nước dâng cao

 

Cắm biển cảnh báo
Cắm biển cảnh báo đoạn đường ngập lụt tại xã Quảng Điền

 

tặng
Đại diện UBND xã Dur Kmăl và CLB MC huyện Krông Ana hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân buôn Krông

 

Vân Anh

 

 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.