Multimedia Đọc Báo in

Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tiết kiệm được khoảng 8.000 tỷ đồng/năm

17:35, 30/12/2020
Chiều 30-12, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị sơ kết một năm vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) và công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 2.700.
 
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk có đại diện lãnh đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan.
 
Ngày 9-12-2019 Cổng DVCQG chính thức khai trương. Từ 8 dịch vụ công được cung cấp tại thời điểm khai trương, đến ngày 30-12-2020 đã có 2.700 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số gần 6.700 TTHC tại 4 cấp chính quyền (đạt tỷ lệ 39%, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao 9%); có hơn 99 triệu lượt truy cập, hơn 412.000 tài khoản đăng ký; hơn 27,2 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 719.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến và hơn 46.000 giao dịch thanh toán điện tử; tiếp nhận, hỗ trợ trên 43.800 cuộc gọi phản ánh, kiến nghị. Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG là hơn 6.700 tỷ đồng/năm.
 
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh chụp qua màn hình)
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh chụp qua màn hình)
 
Hội nghị cũng đã công bố 4 dịch vụ công mới được tích hợp trên Cổng DVCQG; từ dịch vụ thứ 2.697 đến 2.700, lần lượt gồm: Thanh toán nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân; Cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng; Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ; Kê khai, nộp lệ phí trước bạ và cấp đăng ký, biển số xe nhập khẩu. Việc tích hợp, công bố 4 dịch vụ nói trên có thể giúp tiết kiệm chi phí xã hội khoảng 1.376 tỷ đồng/năm. Như vậy, tổng chi phí tiết kiệm khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG sẽ là khoảng 8.000 tỷ đồng/năm.
 
Đại biểu tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk.
Đại biểu tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ghi nhận, biểu dương những nỗ lực của các đơn vị, địa phương. Đồng chí nhấn mạnh thời gian tới cần thúc đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng cơ sở dữ liệu quan trọng; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nền tảng và các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng như tiến trình thí điểm thanh toán qua smartphone. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch của người dân, Nhà nước mà còn là công cụ hữu hiệu để chống tham nhũng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ ra toàn xã hội; tận dụng thời cơ cách mạng 4.0, ứng dụng công nghệ thông tin đến từng ngõ ngách của cuộc sống; trong đó tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra…
 
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 5 tập thể, 10 cá nhân có nhiều thành tích trong công tác xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Cổng DVCQG. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tặng Bằng khen cho 24 tập thể và 77 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Cổng DVCQG; tặng Bằng khen cho 10 ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán đã có nhiều thành tích trong việc kết nối, cung cấp dịch vụ thanh toán trên Cổng DVCQG trong năm 2020.
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.