Multimedia Đọc Báo in

Trường Chính trị tỉnh: Không ngừng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng

22:16, 08/01/2021

Sáng 8-1, Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. 

 Năm 2020, nhà trường đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được 58 lớp với 4.330 học viên (33 lớp chuyển từ năm 2019 qua với 2.443 học viên; 25 lớp mới khai giảng trong năm 2020 với 1.887 học viên). Công tác quản lý đào tạo được triển khai thực hiện theo đúng quy trình; công tác lưu trữ hồ sơ đào tạo, bồi dưỡng đi vào nền nếp.

Trong công tác giảng dạy, đội ngũ giảng viên đã tuân thủ nội dung các quy định, quy chế của nhà trường, tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm, giúp học viên nghiên cứu, học tập thuận lợi và nắm được những nội dung cơ bản của chương trình học.

Đồng chí Nguyễn Thành Dũng, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh phát biểu tại hội nghị
Tiến sĩ Nguyễn Thành Dũng, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh phát biểu kết luận hội nghị

Công tác nghiên cứu khoa học được nhà trường chú trọng. Trong năm 2020, tổng số giờ nghiên cứu khoa học của toàn trường là 11.171 giờ, đạt trung bình 301,92 giờ/giảng viên/năm; tổ chức triển khai và nghiệm thu 3 đề tài cấp trường; tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học…

Bên cạnh đó, trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh theo quy định, nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nội bộ nhà trường vừa đáp ứng yêu cầu các khâu công tác trọng yếu, vừa đào tạo, rèn luyện cán bộ. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức của nhà trường không ngừng được tăng lên. Toàn trường hiện có 4 tiến sĩ, 30 thạc sĩ, 18 cử nhân, 3 cao đẳng và trung cấp nghề; 26 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị - hành chính, lý luận chính trị và tương đương; 11 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị, chính trị - hành chính.

Phát biểu tại hội nghị, Tiến sĩ Nguyễn Thành Dũng, Hiệu trưởng Trường Chính trị khẳng định: Năm 2021, Nhà trường tiếp tục tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên; chú trọng và làm tốt hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học; tiếp tục hoàn thiện Đề án “Xây dựng Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020-2025, định hướng 2030”… Nhà trường sẽ tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; chuẩn hóa đội ngũ, số hóa về bằng cấp, chứng chỉ; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tin học hóa các hoạt động của nhà trường; hiện đại hóa cơ sở vật chất, phục vụ tốt cho công tác dạy và học của giảng viên và học viên. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ sở đào tạo để mở rộng các hình thức đào tạo, đa dạng hóa nội dung chương trình, đối tượng đào tạo; thực hiện đào tạo có mục tiêu, đào tạo theo yêu cầu để bổ sung, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh và các địa phương.

Lê Hương

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.