Multimedia Đọc Báo in

TP. Buôn Ma Thuột:

Ký kết chương trình phối hợp thực hiện chính sách hậu phương Quân đội

17:08, 03/03/2021
Ngày 3-3, Hội Cựu chiến binh TP. Buôn Ma Thuột phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự thành phố, Phòng LĐTB&XH thành phố ký kết chương trình “Phối hợp thực hiện công tác chính sách hậu phương Quân đội, tạo nguồn phát triển Đảng đối với lực lượng hoàn thành nghĩa vụ Quân sự và Công an trên địa bàn thành phố” giai đoạn 2021 - 2025.
 
Tại chương trình, các đơn vị đã trao đổi, thảo luận nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu, thời gian, trách nhiệm của từng cơ quan trong phối hợp thực hiện công tác.
 
Các đại biểu tham dự lễ ký kết
Các đại biểu tham dự lễ ký kết
 
Các đơn vị đặt mục tiêu: Tổ chức sắp xếp được 100% số đảng viên và từ 30% trở lên số xuất ngũ trở về địa phương tại các phường, xã vào các vị trí công tác ở thôn, buôn, tổ dân phố và cấp xã, phường; liên hệ các cơ sở dạy nghề, đào tạo khoảng 30% số hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong lực lượng Quân đội, Công an trở về địa phương; hằng năm đưa vào nguồn quy hoạch và có chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng để có thể đảm nhiệm các chức vụ cao hơn ở địa phương, phù hợp với năng lực của từng người; sắp xếp, biên chế quân nhân xuất ngũ vào các đơn vị dự bị động viên theo đúng chuyên ngành, đúng pháp luật.
 
Đại diện các đơn vị ký kết chương trình phối hợp
Đại diện các đơn vị ký kết chương trình phối hợp
 
Chương trình phối hợp dự kiến triển khai theo các giai đoạn: Tháng 3-2021 triển khai làm tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố đề ra chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo đến các cơ sở, tiến hành phối hợp nắm chắc số quân nhân xuất ngũ đã về địa phương, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu hoạt động của địa phương. Từ tháng 4 đến tháng 6-2021 sẽ thẩm định, tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng về nhu cầu cần sắp xếp và bố trí, triển khai thực hiện. Từ tháng 7-2021 trở đi thực hiện tại cơ sở. Hằng năm tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm 6 tháng, một năm để làm tham mưu và chỉ đạo tiếp theo…
 
Bảo Minh
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.