Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị triển khai chấm Giải Báo chí tỉnh năm 2020

17:28, 07/05/2021

Sáng 7-5, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai chấm Giải Báo chí tỉnh năm 2020.

Tại hội nghị, Hội đồng Giải đã thông qua Quyết định số 09/QĐ-HĐGBC ngày 25-1-2021 về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng Giải Báo chí tỉnh; Quyết định số 41/QĐ-HĐGBC, ngày 20-4-2021 về việc thành lập Hội đồng Ban Giám khảo và tổ giúp việc Giải Báo chí tỉnh năm 2020; Quy chế làm việc của Hội đồng Ban Giám khảo; đồng thời ban hành một số văn bản liên quan đến công tác triển khai Giải.

a
Đại biểu tham dự hội nghị

 Giải Báo chí tỉnh năm 2020 đã nhận được 111 tác phẩm; qua vòng sơ khảo có 79 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo. Trong đó, Thường trực – Hội Nhà báo tỉnh có 26 tác phẩm, Chi hội Nhà báo Báo Đắk Lắk 19 tác phẩm, Chi hội Nhà báo Đài PT-TH tỉnh 24 tác phẩm; Chi hội Nhà báo Đài TNVN – Cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên 10 tác phẩm.

a
Đồng chí Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải phát biểu tại hội nghị

Theo đánh giá của Hội đồng Giải, các cơ quan báo chị địa phương và Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh đã tích cực hưởng ứng tham gia gửi đủ 5 loại hình báo chí (phát thanh, truyền hình, báo in, điện tử, ảnh). Tuy nhiên, số lượng tác phẩm tham gia giải còn ít so với quy mô của giải; số lượng thể loại báo chí tham gia không đồng đều; đối tượng tham gia Giải chủ yếu là phóng viên các cơ quan báo chí, có ít cá nhân không chuyên gửi tác phẩm tham dự, một số Chi hội Nhà báo, Đài TT-TH cấp huyện không có tác phẩm tham gia…

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi, góp ý về công tác chấm điểm ở các loại hình báo chí; thời gian tổ chức chấm Giải; bảo đảm thông tin về tác phẩm đoạt giải trước khi diễn ra lễ trao Giải…

Dự kiến lễ trao giải tổ chức vào Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6-2021.

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.