Multimedia Đọc Báo in

Xây dựng Ea Kar trở thành thị xã trước năm 2025

20:43, 30/07/2021

Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 28-7-2021 về lãnh đạo xây dựng và phát triển huyện Ea Kar là trung tâm tiểu vùng phía Đông của tỉnh, là đô thị động lực thứ ba (sau Buôn Ma Thuột và Buôn Hồ), trở thành thị xã trước năm 2025.

Nghị quyết đặt ra các mục tiêu cụ thể: lập đồ án quy hoạch chung xây dựng thị xã Ea Kar đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035, hoàn thành trong năm 2022; lập chương trình phát triển đô thị để triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng và phát triển đô thị thị xã Ea Kar; đầu tư xây dựng trung tâm hành chính mới tại xã Ea Đar và hạ tầng khung các xã dự kiến thành lập phường, hoàn thành trước 2025; phát huy nội lực và thu hút đầu tư phát triển hoàn thiện các tiêu chí thị xã trước năm 2025, xây dựng đô thị xanh, đô thị thông minh đến năm 2035.

Xây dựng đồ án thành lập thị xã Ea Kar, điều chỉnh địa giới hành chính các xã, thị trấn để hình thành vùng nội thị với 8 phường, vùng phụ cận nội thị với 8 xã thuộc thị xã Ea Kar, hoàn thành trong năm 2024; phấn đấu đạt các tiêu chuẩn về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo các quy định hiện hành.

4234
Một góc trung tâm thị trấn Ea Kar (huyện Ea Kar). Ảnh minh họa

Nghị quyết cũng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện những mục tiêu trên gồm: quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch; tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế, đầu tư kết cấu hạ tầng; phát triển văn hóa, xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân; đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường; gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh; xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm huy động các nguồn lực để thu hút đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Nguyễn Xuân

 


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.