Công ty Cổ phần Mía đường 333: Phát triển vùng nguyên liệu gắn với lợi ích người trồng mía
15:07, 17/05/2010
Công ty Cổ phần Mía đường 333 (thị trấn Ea Knốp, Ea Kar) đang thực hiện nâng cấp dây chuyền thiết bị công nghệ tăng công suất từ 800 tấn mía/ngày lên 2500 tấn/ngày vào cuối năm nay. Để có đủ nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Công ty chủ trương phát triển mở rộng diện tích trồng mía nhiều địa bàn.
Cánh đồng mía nguyên liệu ở xã Ea Pil (Ea Kar) |
Chủ trương mở rộng vùng nguyên liệu ổn định, bền vững của Công ty luôn gắn với lợi ích người trồng mía thông qua nhiều giải pháp, chế độ ưu đãi đối với nông dân như: hỗ trợ kinh phí đầu tư cho các hộ trồng mía cao hơn các nhà máy khác từ 15 – 20%, ký hợp đồng mua mía ổn định
lâu dài với giá cao hơn 20% so với thị trường; cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở hướng dẫn cho bà con nông dân phương pháp trồng và chăm sóc cây mía đạt hiệu quả cao; hỗ trợ đào ao chống hạn, kinh phí và kỹ thuật ươm trồng giống mới…Bên cạnh đó, Công ty luôn chú trọng đưa các loại giống mới năng suất cao vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế cho cả người trồng mía và nhà máy.
lâu dài với giá cao hơn 20% so với thị trường; cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở hướng dẫn cho bà con nông dân phương pháp trồng và chăm sóc cây mía đạt hiệu quả cao; hỗ trợ đào ao chống hạn, kinh phí và kỹ thuật ươm trồng giống mới…Bên cạnh đó, Công ty luôn chú trọng đưa các loại giống mới năng suất cao vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế cho cả người trồng mía và nhà máy.
Vùng nguyên liệu mía mở rộng, nhiều nông dân ở hai huyện Ea Kar và M’Drak cũng được hưởng lợi. Xã Ea Pil là một trong những địa phương có diện tích mía lớn nhất trong vùng, bình quân mỗi hộ canh tác 1,5 – 2 ha. Trong đó, trồng nhiều nhất là ông Lê Ngọc Nhơn (thôn 2) với hơn 15 ha, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng. Cây mía đã giúp gia đình ông kinh tế ổn định, có điều kiện xây nhà và sắm dụng cụ nội thất đắt tiền. Nhận thấy trồng mía không khó, hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân Ea Pil cũng chuyển các loại cây trồng khác sang trồng mía. Anh Nguyễn Văn Đông (thôn 10), chuyển 1,2 ha đất trồng đậu sang trồng mía từ hai năm nay. Mỗi năm anh thu được 80 tấn mía, bán giá 700 đồng/kg, trừ chí phí lãi 30 triệu đồng. Anh cho biết, những năm gần đây, rất nhiều người dân Ea Pil chuyển sang trồng mía bởi cây này dễ trồng, hiệu quả cao. Cây mía đang góp phần nâng cao đời sống của bà con trong xã.
Mặc dù chủ động trong việc mở rộng vùng nguyên liệu mía nhưng một khó khăn của công ty là trên địa bàn có 5 đơn vị từ nơi khác đến xây dựng vùng nguyên liệu, và ở đây đã từng xảy ra sự tranh mua gay gắt. Để giải quyết tình trạng này, Công ty Cổ phần Mía đường 333 đã khoanh vùng nguyên liệu trọng điểm, dây dựng đường giao thông vào tận vùng trồng mía, bảo đảm uy tín với người nông dân để họ yên tâm và không bán mía cho đơn vị khác. Ông Hoàng Xuân Chính, Giám đốc nguyên liệu của công ty cho biết: “Xác định vùng nguyên liệu là yếu tố đầu tiên quyết định hiệu quả sản xuất, chúng tôi luôn chú trọng nâng cao diện tích, sản lượng và chất lượng mía bảo đảm nguyên liệu cho vụ ép sắp tới”.
Minh Thông - Hoàng Sơn
Ý kiến bạn đọc