Giải pháp khắc phục vấn nạn thu hoạch cà phê quả xanh
10:19, 31/05/2010
Diện tích cà phê của toàn tỉnh Dak Lak hiện nay đã có tới trên dưới 180.000 ha. Sản lượng hằng năm đạt trên dưới 400.000 tấn cà phê nhân. Khối lượng này chiếm tới từ 40-50% sản lượng cà phê của cả nước. Nhưng một “cố tật” lớn nhất đã tồn tại từ vài chục năm nay là trong thu hoạch người dân đã hái cả quả xanh non, tỷ lệ quả xanh non nhiều nơi chiếm tới trên 50%. Tại sao lại có tình trạng này?
Lý do chủ yếu là:
- Hái cả quả xanh non để khỏi bị mất cắp (xanh nhà hơn già đồng)
- Khi bán cà phê nhân dù có lẫn nhân của quả xanh non vẫn được giá, không bị ai chê bai, khước từ.
- Tình trạng tranh mua tranh bán vẫn còn tồn tại nên cà phê trong dân không bao giờ tồn đọng, ế ẩm dù chất lượng chưa cao.
- Chưa có chính sách trả giá thỏa đáng cho những lô sản phẩm có chất lượng cao (xấu, tốt giá gần như nhau nên không ràng buộc, kích thích người sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao).
- Còn thiếu các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết, hợp đồng phù hợp để quản lý tốt các khâu kỹ thuật đặc biệt là khâu thu hái để bảo đảm tỷ lệ quả chín phải đạt trên 95%, cũng như khâu tổ chức bảo đảm đầu ra của sản xuất trên thị trường nhằm bảo đảm lợi ích cao cho người sản xuất khi tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
Mặt lợi và hại của việc thu cà phê lẫn nhiều quả xanh non đã thấy rất rõ:
Công ty Cà phê Thắng Lợi khi thu hoạch hầu như 100% là quả chín, nếu có lẫn một số quả xanh thì trong quá trình chế biến qua khâu xát tươi đã tách riêng được số quả này đem đi phơi riêng. Do vậy khi xuất khẩu cà phê sang Nhật mỗi tấn cà phê nhân đã có giá cao hơn và thu thêm mỗi tấn nhân từ 50-100 đô la. Nếu 80% lượng cà phê của Dak Lak có tiêu chuẩn cà phê nhân giống như Công ty Cà phê Thắng Lợi thì trên địa bàn Dak Lak mỗi năm có khả năng tăng thu được từ 16 đến 32 triệu đô la (tương đương từ 288 tỷ đến 576 tỷ đồng, tương đương trên 15% tổng thu ngân sách của tỉnh trong một năm). Mặt khác khi thu quả xanh non sẽ làm cho năng suất giảm trên dưới 10%. Khảo sát cho thấy kết quả: Nếu thu quả chín thì trọng lượng 1 kg quả tươi có trung bình 900 quả; nhưng nếu hái quả còn xanh non thì 1 kg có tới 1100 quả. Nếu tính chung của cả tỉnh khi sản lượng một năm đạt 400.000 tấn, thì sản lượng đã tổn thất mất khoảng trên dưới 200 tấn nhân khi thu lẫn quả xanh non, chiếm tỷ lệ 50%.
Hiện nay thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp bằng chứng nhận từ 4 năm nay. Song trong thực tế trên thương trường quốc tế vẫn chưa có nhãn hiệu, lô gô của thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột”. Thật đáng buồn vì sự chậm trễ này trong các bước thực hiện khi chúng ta đã có pháp lý trong tay.
Để khắc phục được tình trạng hái cà phê có tỷ lệ quả xanh non còn cao, tôi xin đề xuất một số giải pháp để tiến tới chấm dứt được nạn hái cà phê quả xanh non ở Dak Lak nhằm bảo đảm chất lượng, nâng cao giá trị hàng hóa và đưa về lợi ích ngày càng lớn hơn cho người sản xuất:
1. Cần xây dựng hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt chương trình: “Sản xuất cà phê có chất lượng cao và hiệu quả bền vững”.
2. Tại mỗi một vùng sản xuất cà phê cần có hình thức tổ chức sản xuất phù hợp như: Hợp tác xã, tổ hợp trong sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm cùng nhau cam kết theo một quy chế rõ ràng, chặt chẽ như một điều lệ.
3. Các tổ chức sản xuất này thực hiện các quy trình kỹ thuật từ chăm sóc, bón phân, thu hái… một cách nghiêm túc, đặc biệt là khâu thu hái phải đạt tỷ lệ quả chín từ 95% trở lên.
4. Có hình thức tổ chức trong chế biến và bảo quản sản phẩm theo hình thức tập thể (xưởng, trung tâm chế biến) hay cá thể xã viên nhưng thống nhất thực hiện theo một quy trình kỹ thuật đã được xác định. (Xát tươi, phơi, sấy, cào đảo, bảo quản…).
5. Có hình thức quản lý kiểm tra giám sát sản phẩm tại kho hợp tác xã, hay tại từng gia đình và có kế hoạch tiêu thụ, bán sản phẩm cho các thành viên trong hợp tác xã.
6. Trực tiếp ký hợp đồng hay liên kết với các đơn vị thu mua hay xuất khẩu về số lượng, chất lượng và giá cả, bảo đảm lợi ích và khuyến khích được người sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao (tiền nào của ấy).
7. Làm tốt công tác khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật đối với người sản xuất, cung cấp tài liệu sổ tay kỹ thuật cho người sản xuất.
8. Có hình thức để theo dõi, kiểm tra, hỗ trợ động viên khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, đơn vị, vùng làm tốt nội dung của chương trình.
9. Có chính sách hỗ trợ về vốn, lãi suất cho các đơn vị thực hiện trong mạng lưới các đơn vị sản xuất có đăng ký tham gia chương trình “Sản xuất cà phê đạt chất lượng và hiệu quả cao bền vững” do tỉnh tổ chức và chỉ đạo.
10. Có hình thức tổ chức tuyên truyền, giáo dục và xử lý để bảo đảm an ninh trật tự, thực hiện pháp luật ở các vùng sản xuất cà phê đặc biệt là nạn lấy cắp, hái trộm cà phê.
11.Phải có một chương trình với những nội dung và biện pháp rất cụ thể với sự chỉ đạo chặt chẽ của tỉnh với tinh thần kiên trì, công phu có bước đi phù hợp thì mới có cơ sở tạo ra bước đột phá. Đó là công tác tổ chức và quản lý thật cụ thể sâu sát. Người dân khi thấy được lợi ích của mình và của đất nước sẽ tạo ra động lực mới để thực hiện chương trình: “Sản xuất cà phê có chất lượng và hiệu quả cao bền vững” với tinh thần đồng thuận cao và trở thành hiện thực trong đời sống xã hội chứ không còn là những khẩu hiệu định hướng chung chung.
Vấn nạn thu hái cà phê xanh vẫn chưa có giải pháp khắc phục. |
Lý do chủ yếu là:
- Hái cả quả xanh non để khỏi bị mất cắp (xanh nhà hơn già đồng)
- Khi bán cà phê nhân dù có lẫn nhân của quả xanh non vẫn được giá, không bị ai chê bai, khước từ.
- Tình trạng tranh mua tranh bán vẫn còn tồn tại nên cà phê trong dân không bao giờ tồn đọng, ế ẩm dù chất lượng chưa cao.
- Chưa có chính sách trả giá thỏa đáng cho những lô sản phẩm có chất lượng cao (xấu, tốt giá gần như nhau nên không ràng buộc, kích thích người sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao).
- Còn thiếu các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết, hợp đồng phù hợp để quản lý tốt các khâu kỹ thuật đặc biệt là khâu thu hái để bảo đảm tỷ lệ quả chín phải đạt trên 95%, cũng như khâu tổ chức bảo đảm đầu ra của sản xuất trên thị trường nhằm bảo đảm lợi ích cao cho người sản xuất khi tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
Mặt lợi và hại của việc thu cà phê lẫn nhiều quả xanh non đã thấy rất rõ:
Công ty Cà phê Thắng Lợi khi thu hoạch hầu như 100% là quả chín, nếu có lẫn một số quả xanh thì trong quá trình chế biến qua khâu xát tươi đã tách riêng được số quả này đem đi phơi riêng. Do vậy khi xuất khẩu cà phê sang Nhật mỗi tấn cà phê nhân đã có giá cao hơn và thu thêm mỗi tấn nhân từ 50-100 đô la. Nếu 80% lượng cà phê của Dak Lak có tiêu chuẩn cà phê nhân giống như Công ty Cà phê Thắng Lợi thì trên địa bàn Dak Lak mỗi năm có khả năng tăng thu được từ 16 đến 32 triệu đô la (tương đương từ 288 tỷ đến 576 tỷ đồng, tương đương trên 15% tổng thu ngân sách của tỉnh trong một năm). Mặt khác khi thu quả xanh non sẽ làm cho năng suất giảm trên dưới 10%. Khảo sát cho thấy kết quả: Nếu thu quả chín thì trọng lượng 1 kg quả tươi có trung bình 900 quả; nhưng nếu hái quả còn xanh non thì 1 kg có tới 1100 quả. Nếu tính chung của cả tỉnh khi sản lượng một năm đạt 400.000 tấn, thì sản lượng đã tổn thất mất khoảng trên dưới 200 tấn nhân khi thu lẫn quả xanh non, chiếm tỷ lệ 50%.
Hiện nay thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp bằng chứng nhận từ 4 năm nay. Song trong thực tế trên thương trường quốc tế vẫn chưa có nhãn hiệu, lô gô của thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột”. Thật đáng buồn vì sự chậm trễ này trong các bước thực hiện khi chúng ta đã có pháp lý trong tay.
Để khắc phục được tình trạng hái cà phê có tỷ lệ quả xanh non còn cao, tôi xin đề xuất một số giải pháp để tiến tới chấm dứt được nạn hái cà phê quả xanh non ở Dak Lak nhằm bảo đảm chất lượng, nâng cao giá trị hàng hóa và đưa về lợi ích ngày càng lớn hơn cho người sản xuất:
1. Cần xây dựng hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt chương trình: “Sản xuất cà phê có chất lượng cao và hiệu quả bền vững”.
2. Tại mỗi một vùng sản xuất cà phê cần có hình thức tổ chức sản xuất phù hợp như: Hợp tác xã, tổ hợp trong sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm cùng nhau cam kết theo một quy chế rõ ràng, chặt chẽ như một điều lệ.
3. Các tổ chức sản xuất này thực hiện các quy trình kỹ thuật từ chăm sóc, bón phân, thu hái… một cách nghiêm túc, đặc biệt là khâu thu hái phải đạt tỷ lệ quả chín từ 95% trở lên.
4. Có hình thức tổ chức trong chế biến và bảo quản sản phẩm theo hình thức tập thể (xưởng, trung tâm chế biến) hay cá thể xã viên nhưng thống nhất thực hiện theo một quy trình kỹ thuật đã được xác định. (Xát tươi, phơi, sấy, cào đảo, bảo quản…).
5. Có hình thức quản lý kiểm tra giám sát sản phẩm tại kho hợp tác xã, hay tại từng gia đình và có kế hoạch tiêu thụ, bán sản phẩm cho các thành viên trong hợp tác xã.
6. Trực tiếp ký hợp đồng hay liên kết với các đơn vị thu mua hay xuất khẩu về số lượng, chất lượng và giá cả, bảo đảm lợi ích và khuyến khích được người sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao (tiền nào của ấy).
7. Làm tốt công tác khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật đối với người sản xuất, cung cấp tài liệu sổ tay kỹ thuật cho người sản xuất.
8. Có hình thức để theo dõi, kiểm tra, hỗ trợ động viên khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, đơn vị, vùng làm tốt nội dung của chương trình.
9. Có chính sách hỗ trợ về vốn, lãi suất cho các đơn vị thực hiện trong mạng lưới các đơn vị sản xuất có đăng ký tham gia chương trình “Sản xuất cà phê đạt chất lượng và hiệu quả cao bền vững” do tỉnh tổ chức và chỉ đạo.
10. Có hình thức tổ chức tuyên truyền, giáo dục và xử lý để bảo đảm an ninh trật tự, thực hiện pháp luật ở các vùng sản xuất cà phê đặc biệt là nạn lấy cắp, hái trộm cà phê.
11.Phải có một chương trình với những nội dung và biện pháp rất cụ thể với sự chỉ đạo chặt chẽ của tỉnh với tinh thần kiên trì, công phu có bước đi phù hợp thì mới có cơ sở tạo ra bước đột phá. Đó là công tác tổ chức và quản lý thật cụ thể sâu sát. Người dân khi thấy được lợi ích của mình và của đất nước sẽ tạo ra động lực mới để thực hiện chương trình: “Sản xuất cà phê có chất lượng và hiệu quả cao bền vững” với tinh thần đồng thuận cao và trở thành hiện thực trong đời sống xã hội chứ không còn là những khẩu hiệu định hướng chung chung.
PGS.TS. Phan Quốc Sủng
(Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cà phê Ea Kmát)
(Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cà phê Ea Kmát)
Ý kiến bạn đọc