Xuất khẩu sang thị trường EU: Nên chú trọng khai thác thế mạnh của hàng hóa Việt Nam
16:49, 04/06/2010
Với dân số 500 triệu người, châu Âu là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Nhưng hàng hóa Việt Nam vẫn chưa định vị được thương hiệu tại thị trường này.
Thêm nhiều khó khăn
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương), Liên minh châu Âu (EU) là khu vực chiếm 74% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do vậy đây là một thị trường trọng điểm. Tuy nhiên, hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU vốn đã gặp không ít rào cản thì hiện nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo theo chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, lại càng khó khăn hơn. Hầu hết các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị áp thuế chống bán phá giá 10% và không được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Triển vọng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào EU năm nay vẫn chưa có nhiều cải thiện bởi EU sẽ tiếp tục đẩy mạnh các rào cản kỹ thuật.
Tại cuộc tọa đàm mới đây về cơ hội và khả năng xuất khẩu vào thị trường EU, ông Matthias Duehn, Giám đốc điều hành EuroCham, nêu lên ví dụ, có ít người dân châu Âu biết đến thương hiệu cà phê của Việt Nam, trong khi ai cũng biết thương hiệu cà phê Brazil. Điều đó nói lên độ kém sẵn sàng của doanh nghiệp Việt. Ông Antonia Berenguer, Tham tán Thương mại phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, nhận xét: Trong khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yêu cầu rất gay gắt của EU như một số quy định về đánh bắt hải sản (IUU), chăm sóc động vật và sắp tới là quy định về khai thác gỗ… thì dường như các doanh nghiệp lại tỏ ra chậm chạp hoặc thờ ơ trong việc nắm bắt thông tin. Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại (VCCI) chỉ rõ, doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ bản chất của các biện pháp phòng vệ nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến mức có thể trong trường hợp xảy ra các vụ kiện cáo về bán phá giá hay trợ cấp. Cạnh tranh về giá là điều dễ dẫn đến tình trạng bị kiện bán phá giá nhất.
Chủ động thâm nhập thị trường
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thực sự chủ động và biết cách thì vẫn có thể có được vị trí trên thị trường khó tính này, ông Matthias Duehn khẳng định. Ông Đặng Hoàng Hải lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu thị trường, hiểu đặc điểm của người tiêu dùng châu Âu để chủ động thâm nhập thị trường. Chia sẻ quan điểm này, ông Antonia Berenguer cho rằng, chính vì thiếu chủ động nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam không tự đưa ra được mẫu mã hàng hóa để chào hàng mà chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của đối tác. Hệ quả là, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn bị động, thậm chí là phụ thuộc vào đối tác. Thói quen gia công còn khiến cho thương hiệu của hàng hóa Việt Nam khá xa lạ trên một thị trường rộng lớn mà chúng ta đã xuất khẩu nhiều năm, ông Hải nhìn nhận. Lời khuyên từ Eurocham chính là, các doanh nghiệp nên chú trọng khai thác những hàng hóa mà Việt Nam có thế mạnh về vật liệu cũng như tạo được giá trị gia tăng như thủ công mỹ nghệ. Một gợi ý nữa chính là những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thể chất. Người tiêu dùng khu vực này quan tâm đến những mặt hàng chất lượng cao, đặc biệt thể hiện được tính cá thể. Các yếu tố khác cũng được quan tâm nhiều hơn như việc kết nối về thông tin sản phẩm và trách nhiệm hợp tác xã hội của sản phẩm với nhà cung cấp, sản xuất.
Theo ông Antonia Berenguer, hình thức kinh doanh sản phẩm tại EU hiện chủ yếu phát triển theo chuỗi. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến “xâm nhập chuỗi”, và do vậy họ cần mở những văn phòng đại diện kinh doanh tại nước ngoài chứ không nên chỉ phụ thuộc vào các kênh ngoại giao. Thu thập thông tin là yêu cầu quan trọng trong kinh doanh, vì vậy, doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật thông tin từ các cổng thông tin điện tử hỗ trợ xuất khẩu của phía EU hay của Bộ Công thương cũng như cần có cán bộ thông tin chuyên nghiệp nhằm nắm bắt và cập nhật thông tin, quy định phức tạp và khá nhiều của EU. Muốn làm ăn được lâu dài tại thị trường EU rõ ràng cần có chiến lược dài hơi thay vì kinh doanh theo hướng ngắn hạn... Và như thế, tính chủ động một lần nữa lại là điều kiện không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp.
Thêm nhiều khó khăn
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương), Liên minh châu Âu (EU) là khu vực chiếm 74% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do vậy đây là một thị trường trọng điểm. Tuy nhiên, hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU vốn đã gặp không ít rào cản thì hiện nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo theo chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, lại càng khó khăn hơn. Hầu hết các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị áp thuế chống bán phá giá 10% và không được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Triển vọng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào EU năm nay vẫn chưa có nhiều cải thiện bởi EU sẽ tiếp tục đẩy mạnh các rào cản kỹ thuật.
Tại cuộc tọa đàm mới đây về cơ hội và khả năng xuất khẩu vào thị trường EU, ông Matthias Duehn, Giám đốc điều hành EuroCham, nêu lên ví dụ, có ít người dân châu Âu biết đến thương hiệu cà phê của Việt Nam, trong khi ai cũng biết thương hiệu cà phê Brazil. Điều đó nói lên độ kém sẵn sàng của doanh nghiệp Việt. Ông Antonia Berenguer, Tham tán Thương mại phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, nhận xét: Trong khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yêu cầu rất gay gắt của EU như một số quy định về đánh bắt hải sản (IUU), chăm sóc động vật và sắp tới là quy định về khai thác gỗ… thì dường như các doanh nghiệp lại tỏ ra chậm chạp hoặc thờ ơ trong việc nắm bắt thông tin. Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại (VCCI) chỉ rõ, doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ bản chất của các biện pháp phòng vệ nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến mức có thể trong trường hợp xảy ra các vụ kiện cáo về bán phá giá hay trợ cấp. Cạnh tranh về giá là điều dễ dẫn đến tình trạng bị kiện bán phá giá nhất.
Chủ động thâm nhập thị trường
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thực sự chủ động và biết cách thì vẫn có thể có được vị trí trên thị trường khó tính này, ông Matthias Duehn khẳng định. Ông Đặng Hoàng Hải lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu thị trường, hiểu đặc điểm của người tiêu dùng châu Âu để chủ động thâm nhập thị trường. Chia sẻ quan điểm này, ông Antonia Berenguer cho rằng, chính vì thiếu chủ động nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam không tự đưa ra được mẫu mã hàng hóa để chào hàng mà chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của đối tác. Hệ quả là, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn bị động, thậm chí là phụ thuộc vào đối tác. Thói quen gia công còn khiến cho thương hiệu của hàng hóa Việt Nam khá xa lạ trên một thị trường rộng lớn mà chúng ta đã xuất khẩu nhiều năm, ông Hải nhìn nhận. Lời khuyên từ Eurocham chính là, các doanh nghiệp nên chú trọng khai thác những hàng hóa mà Việt Nam có thế mạnh về vật liệu cũng như tạo được giá trị gia tăng như thủ công mỹ nghệ. Một gợi ý nữa chính là những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thể chất. Người tiêu dùng khu vực này quan tâm đến những mặt hàng chất lượng cao, đặc biệt thể hiện được tính cá thể. Các yếu tố khác cũng được quan tâm nhiều hơn như việc kết nối về thông tin sản phẩm và trách nhiệm hợp tác xã hội của sản phẩm với nhà cung cấp, sản xuất.
Theo ông Antonia Berenguer, hình thức kinh doanh sản phẩm tại EU hiện chủ yếu phát triển theo chuỗi. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến “xâm nhập chuỗi”, và do vậy họ cần mở những văn phòng đại diện kinh doanh tại nước ngoài chứ không nên chỉ phụ thuộc vào các kênh ngoại giao. Thu thập thông tin là yêu cầu quan trọng trong kinh doanh, vì vậy, doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật thông tin từ các cổng thông tin điện tử hỗ trợ xuất khẩu của phía EU hay của Bộ Công thương cũng như cần có cán bộ thông tin chuyên nghiệp nhằm nắm bắt và cập nhật thông tin, quy định phức tạp và khá nhiều của EU. Muốn làm ăn được lâu dài tại thị trường EU rõ ràng cần có chiến lược dài hơi thay vì kinh doanh theo hướng ngắn hạn... Và như thế, tính chủ động một lần nữa lại là điều kiện không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp.
H.H
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc