Multimedia Đọc Báo in

450 tỷ đồng cho dự án quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Dak Lak giai đoạn 2009 – 2015

16:57, 09/07/2010
Đó là tổng số vốn đầu tư cho Dự án Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Dak Lak giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020 vừa được Sở NN – PTNT công bố ngày 9-6. Trong đó, vốn ngân sách trên 247 tỷ đồng, các nguồn vốn khác trên 202 tỷ đồng.
 
chế biến gỗ và đồ mộc gia dụng là một trong những dự án được ưu tiên đầu tư trong quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn ở Dak Lak
Chế biến gỗ và đồ mộc gia dụng là một trong những dự án được ưu tiên đầu tư trong quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn ở Dak Lak (ảnh Lê Hương)
Mục tiêu của Dự án là tăng năng suất, sản lượng sản xuất nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển bền vững, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh; giải quyết việc làm cho lao động tại các vùng nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo; đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương thức quản lý hiện đại vào các cơ sở sản xuất nông nghiệp; giải quyết tốt vấn đề môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích phát triển kinh tế với môi trường, sức khỏe của người tiêu dùng; giá trị sản lượng nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2009 – 2020 tăng bình quân 11% - 11,5% (dự kiến đến năm 2015 hơn 1.000 tỷ đồng, năm 2020 đạt 1.705 tỷ đồng); đến năm 2015 nông nghiệp nông thôn tạo được khoảng 31.500 việc làm và đến 2020 khoảng 45.500 việc làm cho lao động nông thôn.
Nội dung của Dự án là xác định vai trò, vị trí, mục tiêu của các ngành nghề nông thôn đối với phát triển kinh tế của địa phương; ưu tiên quy hoạch đất đai, xây dựng mở rộng các ngành nghề đã có, nghề truyền thống, khôi phục ngành nghề cũ, liên kết với các nhà tài trợ để cải tiến sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực quản lý; quy hoạch phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề mới phù hợp với điều kiện và bản sắc văn hoá trong vùng, bảo đảm sự phát triển bền vững. Xây dựng các giải pháp về xúc tiến thương mại, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất. Đề xuất và điều chỉnh các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; xây dựng chương trình bảo tồn phát triển ngành nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch...
 
 
Thuận Nguyễn

 


Ý kiến bạn đọc