Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 ở mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua
18:44, 25/07/2010
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, biểu đồ CPI từ đầu năm đến nay đang giảm dần, tháng 7 mức tăng chỉ còn 0,06%, thấp nhất kể từ sau tháng 3-2009.
Đó cũng là mức tăng thấp nhất của tháng 7 các năm từ 2004 trở lại đây. 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ CPI giảm so với tháng trước là: nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,47%; giao thông giảm 0,94%; bưu chính viễn thông giảm nhẹ 0,07%. CPI các nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại chỉ tăng nhẹ từ 0,11% đến 0,41%.Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng này vẫn tăng tăng 8,19%, và bình quân 7 tháng đầu năm 2010 tăng 8,67% .
Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng đã tiếp tục kéo dài sự ổn định. Trong 4 tháng trở lại đây, CPI không vượt quá mức tăng 0,3% trong so sánh với tháng trước đó. Sự ổn định chỉ số giá trong so sánh ngắn hạn là thông tin vĩ mô tích cực, tuy nhiên mức tăng so với cùng kỳ vẫn vượt trên 8% là mức khá cao, cho thấy lạm phát vẫn là vấn đề đáng được quan tâm.
Trong những nguyên nhân tác động đến CPI tháng 7, sự ổn định giá cả thị trường thế giới có vai trò quan trọng đến mặt bằng giá trong nước. Giá nhiều mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam đang trong xu hướng ổn định và có phần giảm nhẹ như xăng dầu, gas… Ở trong nước, cung hàng hóa tiếp tục tăng lên, ảnh hưởng của xu thế giảm giá trên thế giới, khiến giá nhiều loại hàng hóa đi xuống, điển hình là lúa gạo. Nguồn cung dồi dào của một số loại thực phẩm, vật liệu xây dựng… cũng khiến mặt bằng giá các loại hàng hóa thiết yếu này khá ổn định.
Theo các chuyên gia kinh tế, sự ổn định của chỉ số giá trong những tháng qua có thể kéo dài trong tháng tới.
Nguồn cung thực phẩm dồi dào tại chợ đầu mối Buôn Ma Thuột |
Trong những nguyên nhân tác động đến CPI tháng 7, sự ổn định giá cả thị trường thế giới có vai trò quan trọng đến mặt bằng giá trong nước. Giá nhiều mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam đang trong xu hướng ổn định và có phần giảm nhẹ như xăng dầu, gas… Ở trong nước, cung hàng hóa tiếp tục tăng lên, ảnh hưởng của xu thế giảm giá trên thế giới, khiến giá nhiều loại hàng hóa đi xuống, điển hình là lúa gạo. Nguồn cung dồi dào của một số loại thực phẩm, vật liệu xây dựng… cũng khiến mặt bằng giá các loại hàng hóa thiết yếu này khá ổn định.
Theo các chuyên gia kinh tế, sự ổn định của chỉ số giá trong những tháng qua có thể kéo dài trong tháng tới.
H.H (
Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc