Multimedia Đọc Báo in

EU giải ngân 13 triệu euro giúp giảm nghèo tại Việt Nam

13:30, 18/07/2010
Theo thông báo của Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam ngày 16-7 vừa qua ,  Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định giải ngân 13 triệu euro (tương đương 16,5 triệu USD) để hỗ trợ việc thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (SEDP 2006 – 2010).
 
nông dân
Chương trình giảm nghèo giúp nông dân có điều kiện ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp    Ảnh: H.H
Khoản giải ngân này nằm trong thỏa thuận viện trợ không hoàn lại trị giá 44 triệu euro do EU và Chính phủ Việt Nam ký kết vào năm 2009. Theo thỏa thuận này, hàng năm các nguồn tài chính sẽ được phân bổ cho Việt Nam trong vòng 3 năm thông qua cơ chế tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC) đồng tài trợ, đây là cơ chế hỗ trợ ngân sách được các nhà tài trợ sử dụng ở Việt Nam. Việc giải ngân khoản viện trợ trị giá 44 triệu euro phụ thuộc vào một đánh giá chung của chính phủ và nhà tài trợ thỏa đáng về tiến bộ trong cải cách chính sách, cũng như một cam kết vững chắc từ phía chính phủ để cải thiện việc quản lý tài chính công và việc tập trung vào sự tăng trưởng có tính giảm nghèo. Năm nay, việc giải ngân 13 triệu euro nhằm cải cách chính sách hợp lý và đúng lúc trong một số lĩnh vực quan trọng như củng cố năng lực quản lý tài chính của các doanh nghiệp quốc doanh, hoạch định một chiến lược phát triển giáo dục và một chiến lược chống tham nhũng toàn diện, xây dựng một hệ thống luật quản lý nợ công, xây dựng một chương trình mục tiêu quốc gia thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu.
EU là một thành viên tích cực của PRSC kể từ năm 2004 và là nhà viện trợ không hoàn lại lớn thứ hai.Việc giải ngân 13 triệu euro khẳng định hỗ trợ mạnh mẽ và tiếp tục của EU đối với chiến lược cải cách chương trình nghị sự giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam. Thời gian tới, Phái đoàn EU sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với chính phủ về các chương trình cải cách chính sách trọng yếu, bên cạnh việc cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng năng lực của các tổ chức chiến lược.
Theo CTO

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.