Rau mầm - cây trồng mới cho nông dân đô thị
01:45, 03/07/2010
Với quá trình đô thị hóa khá nhanh như hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố dần thu hẹp. Các hộ nông dân cũng đang tìm cho mình những mô hình vật nuôi, cây trồng phù hợp. Trong đó, trồng rau mầm có thể xem là “giải pháp” đem đến nhiều tiện ích, bởi ít tốn đất, chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao.
Dễ trồng, ít vốn
“Chỉ cần diện tích nhỏ ở khoảng sân, góc nhà, vốn đầu tư từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng là có thể trồng được rau mầm. Vì rau mầm dễ trồng, không cần nhiều lao động, là loại hình “sản xuất không cần đất”, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chỉ khoảng 5 - 6 ngày là cho thu hoạch” - ông Phạm Cảm, Chủ tịch Hội Nông dân TP. Buôn Ma Thuột khẳng định: Trồng rau mầm đang trở thành mô hình phù hợp với nông dân ở các vùng đô thị vì vốn đầu tư không nhiều, có thể tận dụng diện tích nhỏ hẹp để phát triển..Rau mầm gồm nhiều loại khác nhau như củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, hạt vừng đen và các loại đậu…nhưng phổ biến nhất hiện nay là củ cải trắng do dễ mọc và tiêu thụ, lại có giá trị dinh dưỡng cao, rất an toàn cho sức khỏe. Hiện nay, Hội nông dân thành phố đã xây dựng dự án phát triển rau mầm và đang triển khai tới các chi hội nông dân ở các xã, phường như tổ chức cho 60 nông dân học tập cơ sở sản xuất rau mầm tại gia đình anh Hồ Văn Dũng, tổ dân phố 2, phường Tân Tiến.
Dễ trồng, ít vốn
“Chỉ cần diện tích nhỏ ở khoảng sân, góc nhà, vốn đầu tư từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng là có thể trồng được rau mầm. Vì rau mầm dễ trồng, không cần nhiều lao động, là loại hình “sản xuất không cần đất”, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chỉ khoảng 5 - 6 ngày là cho thu hoạch” - ông Phạm Cảm, Chủ tịch Hội Nông dân TP. Buôn Ma Thuột khẳng định: Trồng rau mầm đang trở thành mô hình phù hợp với nông dân ở các vùng đô thị vì vốn đầu tư không nhiều, có thể tận dụng diện tích nhỏ hẹp để phát triển..Rau mầm gồm nhiều loại khác nhau như củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, hạt vừng đen và các loại đậu…nhưng phổ biến nhất hiện nay là củ cải trắng do dễ mọc và tiêu thụ, lại có giá trị dinh dưỡng cao, rất an toàn cho sức khỏe. Hiện nay, Hội nông dân thành phố đã xây dựng dự án phát triển rau mầm và đang triển khai tới các chi hội nông dân ở các xã, phường như tổ chức cho 60 nông dân học tập cơ sở sản xuất rau mầm tại gia đình anh Hồ Văn Dũng, tổ dân phố 2, phường Tân Tiến.
Cơ sở sản xuất rau mầm của gia đình anh Hồ Văn Dũng ở tổ dân phố 2, phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột. |
Một số hộ ở phường Tân Tiến, Tân Thành, Tân Lập… sau khi tham quan mô hình sản xuất của các cơ sở, bước đầu tiến hành trồng rau mầm phục vụ cho gia đình và bắt đầu kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa. Anh Hồ Văn Dũng cho biết, trồng rau mầm rất đơn giản, chỉ cần mua hạt, ngâm khoảng 3-4 giờ rồi gieo vào khay, ngày tưới nước 2-3 lần. Ban đầu đậy kín, chỉ ba ngày rau mầm cao 4-5cm, sau năm ngày là ăn được. Cũng theo anh Dũng, yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng rau là hạt giống, khi trồng không nên sử dụng hạt giống đã xử lý đóng gói mà sử dụng hạt giống thực phẩm không qua xử lý. Vì hạt giống qua xử lý có giá đắt hơn, nhưng lại tồn dư hóa chất bảo quản độc hại, trong khi thời gian sinh trưởng của rau mầm rất ngắn, lượng thuốc chưa phân hủy hết sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. Nếu dùng hạt giống đã qua xử lý thì người trồng phải tiến hành ngâm hạt mầm trong nước khoảng 4 đến 5 giờ trước khi gieo. Rau mầm chỉ hút nước lớn lên, hoàn toàn không cần phân, thuốc, rau rất nhạy cảm với “chất lạ”, ngay cả nguồn nước tưới cũng phải là nước sạch uống được, nước bẩn là rau dễ bị bệnh và chết. Rau mầm thích hợp với nơi trồng thoáng mát, nhiệt độ bình quân 25 – 28oC, độ ẩm 80% và có ánh sáng dịu.
Giải pháp thoát nghèo cho nông dân đô thị
Theo quy trình sản xuất rau mầm của gia đình anh Dũng, hiện 1 kg hạt giống có thể cho thu hoạch 7 kg rau mầm, giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg tùy loại, với mức giá này gia đình anh bán có lời so với các sản phẩm rau xanh khác. Theo tính toán nếu đầu tư sản xuất rau mầm trên diện tích 100 m2, chi phí ban đầu khoảng 9 đến 10 triệu đồng bao gồm khay, kệ sắt, cân đồng hồ, bình xịt, xơ dừa, giống. Đầu tư cho chu kỳ sản xuất 6 - 8 ngày khoảng 800.000 đồng sẽ thu hoạch được 50 kg rau thành phẩm, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 500.000 đồng/ngày. Trồng rau mầm không những cho thu nhập khá cao mà còn tận dụng thời gian nhàn rỗi, nếu sản xuất nhỏ thì không cần đầu tư lớn, người trồng có thể tận dụng khay có sẵn của gia đình sẽ giảm được chi phí ban đầu nhiều hơn. Nếu so với các loại rau khác thì trồng rau mầm rất phù hợp với nhiều hộ gia đình thiếu đất sản xuất, vì rau được trồng trong nhà, thời gian ngắn, ít rủi ro. Hơn nữa, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn do không cần nhiều lao động như trồng rau ngoài vườn. Có thể nói, mô hình trồng rau mầm là một giải pháp cho nhiều hộ nông dân đô thị thoát nghèo. Anh Dũng tâm sự: Trồng rau mầm chỉ là quá trình gieo hạt chờ nảy mầm và thu hoạch, do không sử dụng phân, thuốc, chỉ cần ít giá thể sạch (mùn dừa) và phun nước cho đủ độ ẩm là rau tự phát triển. Với 5 kệ sắt lưu động được chia làm nhiều tầng trong diện tích 40 m2 và 4 nhân công, mỗi ngày gia đình anh sản xuất ra khoảng 50 kg rau mầm thành phẩm. Chúng được đóng gói trong hộp nhựa mỏng đưa tới nhà hàng, quán ăn tiêu thụ, thỉnh thoảng cũng có người đến mua về dùng. Hiện nay, do việc quảng bá về lợi ích dinh dưỡng của rau mầm chưa được rộng rãi nên người tiêu dùng chưa biết đến nhiều. Hy vọng rau mầm sẽ sớm trở nên phổ biến là một món ăn quen thuộc không thể thiếu của mỗi gia đình bởi ưu thế về độ an toàn hơn hẳn so với các loại rau khác.
Giải pháp thoát nghèo cho nông dân đô thị
Theo quy trình sản xuất rau mầm của gia đình anh Dũng, hiện 1 kg hạt giống có thể cho thu hoạch 7 kg rau mầm, giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg tùy loại, với mức giá này gia đình anh bán có lời so với các sản phẩm rau xanh khác. Theo tính toán nếu đầu tư sản xuất rau mầm trên diện tích 100 m2, chi phí ban đầu khoảng 9 đến 10 triệu đồng bao gồm khay, kệ sắt, cân đồng hồ, bình xịt, xơ dừa, giống. Đầu tư cho chu kỳ sản xuất 6 - 8 ngày khoảng 800.000 đồng sẽ thu hoạch được 50 kg rau thành phẩm, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 500.000 đồng/ngày. Trồng rau mầm không những cho thu nhập khá cao mà còn tận dụng thời gian nhàn rỗi, nếu sản xuất nhỏ thì không cần đầu tư lớn, người trồng có thể tận dụng khay có sẵn của gia đình sẽ giảm được chi phí ban đầu nhiều hơn. Nếu so với các loại rau khác thì trồng rau mầm rất phù hợp với nhiều hộ gia đình thiếu đất sản xuất, vì rau được trồng trong nhà, thời gian ngắn, ít rủi ro. Hơn nữa, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn do không cần nhiều lao động như trồng rau ngoài vườn. Có thể nói, mô hình trồng rau mầm là một giải pháp cho nhiều hộ nông dân đô thị thoát nghèo. Anh Dũng tâm sự: Trồng rau mầm chỉ là quá trình gieo hạt chờ nảy mầm và thu hoạch, do không sử dụng phân, thuốc, chỉ cần ít giá thể sạch (mùn dừa) và phun nước cho đủ độ ẩm là rau tự phát triển. Với 5 kệ sắt lưu động được chia làm nhiều tầng trong diện tích 40 m2 và 4 nhân công, mỗi ngày gia đình anh sản xuất ra khoảng 50 kg rau mầm thành phẩm. Chúng được đóng gói trong hộp nhựa mỏng đưa tới nhà hàng, quán ăn tiêu thụ, thỉnh thoảng cũng có người đến mua về dùng. Hiện nay, do việc quảng bá về lợi ích dinh dưỡng của rau mầm chưa được rộng rãi nên người tiêu dùng chưa biết đến nhiều. Hy vọng rau mầm sẽ sớm trở nên phổ biến là một món ăn quen thuộc không thể thiếu của mỗi gia đình bởi ưu thế về độ an toàn hơn hẳn so với các loại rau khác.
Tuấn Anh
Ý kiến bạn đọc