Trạm Khuyến nông huyện Krông Năng: Xây dựng mô hình khuyến nông phù hợp với người dân
14:53, 02/07/2010
Được thành lập năm 1994, trong nhiều năm qua, Trạm Khuyến nông huyện Krông Năng đã triển khai xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế và làm tốt chức năng cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống và làm giàu.
Huyện Krông Năng, có diện tích tự nhiên 61.479 ha, với 29.100 hộ, 118.355 khẩu gồm 23 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 33%; kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, trình độ sản xuất của người dân chưa cao. Trước tình hình đó, hằng năm Trạm Khuyến nông huyện đã xây dựng trên 17 loại mô hình, nhiều mô hình triển khai thành công và nhân rộng ra toàn huyện, như mô hình đầu tư phát triển cây ca cao thay thế cây điều kém hiệu quả ở xã Ea Dăh, với diện tích 7,5 ha có 45 hộ tham gia.
Huyện Krông Năng, có diện tích tự nhiên 61.479 ha, với 29.100 hộ, 118.355 khẩu gồm 23 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 33%; kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, trình độ sản xuất của người dân chưa cao. Trước tình hình đó, hằng năm Trạm Khuyến nông huyện đã xây dựng trên 17 loại mô hình, nhiều mô hình triển khai thành công và nhân rộng ra toàn huyện, như mô hình đầu tư phát triển cây ca cao thay thế cây điều kém hiệu quả ở xã Ea Dăh, với diện tích 7,5 ha có 45 hộ tham gia.
Tập huấn cà phê tại Giang Tiến - Tam Giang |
Cây ca cao đưa vào trồng ở đây là loại ca cao ghép, sau 3 năm trồng, tỷ lệ sống đạt trên 80%, chiều cao trung bình 1m, cây phát triển tốt, đến nay chưa bị sâu bệnh. Số diện tích trên hiện nay đã cho thu hoạch và được Trung tâm Khuyến nông tỉnh đánh giá cao. Thành công của mô hình này tạo cơ sở cho việc phát triển diện tích ca cao trên địa bàn huyện, nhất là xã Ea Dăh vì 2/3 diện tích đất ở đây không thích hợp với cây cà phê. Không những thế, Krông Năng còn là huyện đứng đầu tỉnh về diện tích và năng suất lúa lai, ngô lai: về ngô lai, được sản xuất trên diện tích 298 ha ở các xã Tam Giang, Ea Puk, Ea Tam đã cho năng suất bình quân 50 tạ/ha; lúa lai ở các xã Ea Hồ, DliêYa, Tam Giang, thị trấn Krông Năng, Phú Xuân, Phú Lộc, Ea Tam, Cư Klông, với diện tích 64 ha, năng suất đạt 9-11 tấn/ha. Ông Y Bút Mlô ở Buôn K’Sơr, xã DliêYa cho biết, nhờ áp dụng mô hình lúa lai của Trạm khuyến nông hướng dẫn mà gia đình ông mỗi vụ thu hoạch 9 tấn/ha. Đến nay gia đình không những đã thoát nghèo mà đang từng bước vươn lên làm giàu. Gia đình ông Lương Quang Ất ở thôn Xuân Thái, xã Ea Dah cũng vượt qua khó khăn nhờ cây lúa lai. Đặc biệt, mô hình ủ phân hữu cơ từ vỏ cà phê và các phụ phẩm nông nghiệp bằng men vi sinh được Trạm triển khai trên 12 xã, thị trấn để bà con nông dân học tập. Nhờ vậy các hộ nông dân sản xuất được hàng ngàn tấn phân bón, tiết kiệm chi phí đầu tư, cải thiện tình trạng bón phân không cân đối. Ngoài các mô hình kỹ thuật mới, Trạm luôn chú trọng đưa các giống cây, con năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nhằm thay thế dần các giống đã thoái hóa và kém chất lượng, như giống lúa lai Arizel-BTE1, Pioneer PHB71, ngô lai… Cùng với đó, việc cải tạo đàn bò trên địa bàn theo hướng chuyên thịt tiếp tục sinh trưởng tốt. Năm 2003, Trạm nhận 30 con bò đực giống Zê Bu và triển khai xuống các xã, đến nay đã phối giống cho 2.758 con bò cái, đẻ được 1.726 con bê. Tại mô hình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt thực hiện ở xã Ea Dăh từ 2 con bò đực giống cho lai với 75 con bò cái đến nay đã có thêm 67 con bê, theo đó, 67 hộ được hưởng lợi. Nhiều mô hình khác cũng đã được đưa vào ứng dụng như: làm hầm Biogas; nuôi gà an toàn, cá, ếch, cải tạo vườn cà phê... đang mang lại hiệu quả. Gia đình chị Cao Thị Nga (thôn Lộc Thịnh, xã Phú Lộc) giàu lên nhờ nuôi cá, mỗi năm không những cung cấp cá giống cho các hộ dân mà còn bán nhiều tấn cá thịt. Việc đưa khoa học - kỹ thuật tới bà con nông dân, ngoài phương pháp hướng dẫn kỹ thuật thông qua mô hình trình diễn, Trạm còn tích cực chuyển giao kỹ thuật bằng việc tổ chức các lớp tập huấn theo hình thức họp thôn, mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, tổ chức các hội thi, thành lập câu lạc bộ khuyến nông tự nguyện, phát tài liệu kỹ thuật, tờ rơi... Xác định vai trò quan trọng là cầu nối giữa các nhà khoa học với nông dân, cán bộ Trạm luôn gần gũi, sâu sát với nông dân, tìm tòi các biện pháp chuyển giao khoa học - kỹ thuật phù hợp với nhận thức của người dân từng vùng sao cho việc tiếp nhận và áp dụng đạt hiệu quả. Năm 2009, Trạm đã triển khai được 28 lớp tập huấn có 1.300 lượt người tham gia. Không chỉ thường xuyên quan tâm nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông, Trạm còn lắng nghe nhu cầu, nguyện vọng của nông dân cũng như căn cứ vào điều kiện tự nhiên đặc thù của từng xã để có biện pháp triển khai tốt nhất. Nhờ vậy mà 2 xã vùng 3 Ea Tân, DliêYa năm 2009 đã rút ra khởi danh sách xã nghèo.
Ông Đoàn Mễ, Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện khẳng định: Các mô hình triển khai đã đáp ứng được mục đích là thay thế lối canh tác lạc hậu, hiệu quả thấp trước đây bằng việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, cũng như giảm chi phí đầu tư, hạn chế ảnh hưởng dịch bệnh. Trạm đã tranh thủ các nguồn vốn của Dự án giảm nghèo, chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng các mô hình trình diễn bằng hình thức cầm tay chỉ việc, giúp nông dân dễ hiểu, dễ áp dụng vào sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Ông Đoàn Mễ, Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện khẳng định: Các mô hình triển khai đã đáp ứng được mục đích là thay thế lối canh tác lạc hậu, hiệu quả thấp trước đây bằng việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, cũng như giảm chi phí đầu tư, hạn chế ảnh hưởng dịch bệnh. Trạm đã tranh thủ các nguồn vốn của Dự án giảm nghèo, chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng các mô hình trình diễn bằng hình thức cầm tay chỉ việc, giúp nông dân dễ hiểu, dễ áp dụng vào sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Tuấn Anh
Ý kiến bạn đọc