Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Năng: Đẩy nhanh tiến độ định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số

08:53, 11/05/2011

Trước tình hình an ninh rừng lại nóng lên ở khu vực Ea Púk, Ea Dăh vào những ngày trung tuần tháng 4, Chính quyền địa phương huyện Krông Năng đã triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ rừng, trong đó có việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện tái định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Như Báo Dak Lak số ra ngày 22-4 đã đưa tin, từ ngày 12 đến 18-4, với lý do thiếu đất sản xuất, khoảng 480 người từ các xã của huyện Krông Năng lại tràn vào tiểu khu 340a và 340b - thuộc địa giới hành chính  xã Ea Puk, Ea Dah - do Ban Quản lý dự án rừng phòng hộ Krông Năng quản lý để chặt phá rừng. Tình trạng này đã từng xảy ra vào những tháng cuối năm 2010. Để giải quyết dứt điểm, UBND huyện đã thành lập đoàn công tác tham gia cùng Ban Chỉ đạo 216 của tỉnh tiến hành phát động quần chúng tại các buôn của xã Ea Hồ và 3 buôn của thị trấn Krông Năng. Qua đó, hướng dẫn bà con đồng bào dân tộc thiểu số kê khai các thông tin chủ yếu về tình hình kinh tế,  đời sống của gia đình; đồng thời chỉ đạo các phòng chức năng khẩn trương tổng hợp các thông tin từ các hộ gia đình đã kê khai để làm cơ sở sớm giải quyết những nhu cầu bức xúc của người dân. Theo báo cáo của UBND huyện, qua kết quả tổng hợp ban đầu của 8 buôn: Ea Trang, buôn Sú, buôn Ngoan, buôn M’rưm, buôn Năng, buôn Alê, buôn Giêr, buôn Dun (Ea Hồ) và buôn Wieo B của thị trấn Krông Năng cho thấy: trên 200 hộ có nhu cầu giải quyết đất ở, sản xuất. Từ thực tế này, huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng, tập trung rà soát, tìm quỹ đất, lập dự án định canh định cư tại tiểu khu 300 thuộc xã Cư Klông với quy mô giải quyết đất cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ không có đất tại 12 buôn thuộc xã Ea Hồ và 3 buôn thuộc thị trấn Krông Năng. Hiện, UBND tỉnh đã cho chủ trương thi công trước các hạng mục cấp thiết: san ủi mặt bằng, phân lô chia nền đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ xây dựng nhà ở, nước sinh hoạt và một số công trình hạ tầng thiết yếu khác như giao thông, thủy lợi…  nhằm giúp đồng bào sớm ổn định đời sống sinh hoạt và sản xuất. Đến nay, đã có 141 hộ/202 hộ đăng ký vào Dự án, trong đó ở xã Ea Hồ là 81/128hộ, thị trấn Krông Năng là 60/74 hộ. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương nơi đây cũng đã làm việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Krông Buk để thống nhất tiếp nhận đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vào làm công nhân tại đơn vị này. Bước đầu đã có 5 hộ thuộc buôn Alê, xã Ea Hồ đăng ký. Hiện tại, địa phương đang tiếp tục tìm các quỹ đất, và đã xác định tại tiểu khu 314 của xã Cư Klông với tổng diện tích 20 ha, tiếp tục khảo sát ở một vài tiểu khu khác để sớm giải quyết những nhu cầu về đất ở, đất sản xuất cho người dân nơi đây.

Tuy nhiên, theo UBND huyện Krông Năng, địa phương hiện đối mặt với nhiều khó khăn thì: quỹ đất hạn hẹp, những diện tích đất còn lại là đất xấu không bảo đảm sản xuất, bị lấn chiếm trái phép và đã trồng cây lâu năm, khó giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất giải quyết cho các hộ còn thiếu đất; đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thiếu việc làm… Để sớm giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất cũng như khiếu nại kéo dài trong thời gian qua, UBND huyện cũng đã kiến nghị UBND tỉnh bố trí hỗ trợ vốn chuyển đổi mục đích sử dụng một số diện tích, tạo quỹ đất để giải quyết cho các hộ dân cũng như hỗ trợ đào tạo, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi trên địa bàn. Bên cạnh đó, theo khảo sát của địa phương, các hộ tham gia phá rừng tại tiểu khu 340a xã Ea Púk, 340b xã Ea Dăh phần lớn không thuộc diện hộ nghèo để có thể được hưởng thụ chính sách các chương trình 167, 134… vì vậy, huyện cũng kiến nghị UBND tỉnh có cơ chế để giải quyết. Mặt khác, UBND huyện cũng kiến nghị tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh cử lực lượng cùng cơ quan chức năng của huyện nhanh chóng điều tra, xác định  đối tượng  xúi giục  phá rừng để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

 

Yên Ninh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.