Multimedia Đọc Báo in

2 doanh nghiệp, tổ chức có hồ sơ ý tưởng dự án được GCF phê duyệt hỗ trợ

16:35, 18/07/2011

Chương trình Hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2011-2013 vừa đồng ý phê duyệt  hồ sơ ý tưởng dự án kinh doanh có tính sáng tạo của 2 đơn vị tại Dak Lak

a
Ý tưởng đào tạo phát triển  nghề  du lịch được quan tâm hỗ trợ
GCF là Chương trình hỗ trợ do Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Đan Mạch (DADIDA) tài trợ có vốn đối ứng cho việc thực hiện các ý tưởng kinh doanh mang tính sáng tạo nhằm nâng cao tính cạnh tranh của tổ chức, DN tư nhân. Sau 5 tháng triển khai tại Dak Lak, Chương trình Hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2011-2013 đã nhận được 12 hồ sơ ý tưởng dự án của các doanh nghiệp (DN), tổ chức trên địa bàn, trong đó có 8 hồ sơ đáp ứng các tiêu chí của Chương trình như: mô hình kinh doanh mang tính sáng tạo, thuộc các ngành nông nghiệp và chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ, du lịch, nghề có chủ DN là nữ; có tầm nhìn chiến lược dài hạn và sẵn sàng chịu các rủi ro; có năng lực quản lý, nguồn nhân lực thích ứng, khả năng tài chính đầu tư cơ sở hạ tầng theo yêu cầu và góp vốn đối ứng theo quy định; sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm từ các dự án tương tự ở các nước và đồng ý chia sẻ kinh nghiệm thành công, nhân rộng mô hình thành công với cộng đồng... Đến nay, Chương trình đã duyệt 2 hồ sơ của 2 đơn vị là Công ty TNHH TM DL Đam San (ý tưởng đào tạo phát triển ngành nghề du lịch) và Trung tâm phát triển cộng đồng (ý tưởng nâng cao năng lực tư vấn trong phát triển cà phê bền vững). Trên cơ sở đó, đơn vị sẽ tiếp tục các bước xây dựng hoàn thiện dự án với sự hỗ trợ của chuyên gia, cố vấn GCF.

 Được biết: giai đoạn 2011-2013, Chương trình sẽ triển khai khoảng 50-60 dự án tại 8 tỉnh trong cả nước, trong đó có Dak Lak, với tổng viện trợ không hoàn lại là 216 tỷ đồng, các đối tác tham gia đóng góp đối ứng khoảng 165 tỷ đồng. Theo đó, mỗi tỉnh sẽ có khoảng 8-10 dự án được CGF hỗ trợ với mức từ 400 triệu-8 tỷ đồng, tùy quy mô, loại hình.
Hoa Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.