Multimedia Đọc Báo in

Dự báo năm 2012, Eurozone có thể rơi vào suy thoái sâu và kéo dài

18:02, 11/11/2011
Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo Eurozone có thể rơi vào một cuộc suy thoái sâu và kéo dài trong năm tới khi cuộc khủng hoảng nợ đang bộc lộ một số dấu hiệu vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
 
Theo Ủy ban châu Âu (EC), Tổ chức giám sát kinh tế của EU đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2012 của Eurozone từ 1.8% xuống còn chỉ 0.5%. Cảnh báo trên cũng chính là lời thừa nhận đầu tiên về khả năng xảy ra suy thoái kép tại châu Âu, một diễn biến có thể tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu.
T
Ủy viên Tiền tệ EU Olli Rehn cảnh báo: “Dự báo này chính là lời cảnh tỉnh cuối cùng. Tăng trưởng tại châu Âu đã chững lại và có nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái mới”.
EC cho biết “không thể loại trừ khả năng xảy ra một cuộc suy thoái sâu và kéo dài kèm theo sự rối loạn của thị trường do những bất ổn xung quanh việc liệu các nước có tiến hành cải cách và cắt giảm chi tiêu".
EC đưa ra động thái trên trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ Eurozone đã lây lan sang Ý, nền kinh tế lớn thứ 3 của khu vực đồng tiền chung. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Ý kỳ hạn 10 năm đã vượt 7% - ngưỡng từng buộc Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland thỉnh cầu các gói giải cứu trị giá hàng tỷ EUR.
R
Kỳ vọng nhà kinh tế hàng đầu và cựu Ủy viên Hội đồng châu Âu, Mario Monti, sẽ là người thay thế Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi khi ông chính thức từ chức đã phần nào trấn an tâm lý thị trường trong phiên giao dịch ngày thứ Năm. Tuy nhiên, lợi suất vẫn còn cao hơn rất nhiều so với cách đây một tuần.
Báo cáo bán niên của EC cũng cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp tại EU có thể lên tới 9.5% trong tương lai có thể dự báo được. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn so với mức 9% tại Mỹ.
H
Hiện Hy Lạp đã bổ nhiệm ông Lucas Papademos, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), làm thủ tướng lâm thời nhưng vẫn còn một số nghi ngờ xung quanh liệu nước này có chịu đựng được khoản nợ khổng lồ trong dài hạn.

Dù số lượng việc làm đang gia tăng tại một số nước thành viên nhưng theo dự báo tình hình thất nghiệp tại EU nhìn chung sẽ không đạt được sự cải thiện thực sự trong thời gian tới. Ngoài ra, báo cáo trên còn bao gồm các số liệu đáng lo ngại về một số quốc gia thành viên Eurozone.
Theo đó, Ý sẽ không thể hoàn thành được cam kết cân bằng ngân sách vào năm 2013 nếu các biện pháp cải cách và cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt mà nước này cam kết gần đây không được thực hiện. Theo dự báo của EC (không tính đến các cam kết gần đây nhất), mức thâm hụt của Ý là 1.2% với nợ công lên tới 119% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng trưởng kinh tế sẽ giảm tốc còn 0.1% vào năm tới, thấp hơn ước tính hồi đầu năm là 1.3%.
F
Thời gian qua, ông Berlusconi đứng trước sức ép quá lớn đến nỗi ông cam kết từ chức ngay khi kế hoạch ngân sách mới được thông qua. Tuần này, EC sẽ cử một phái đoàn đến Rome để kiểm tra các nỗ lực của Ý. Dự kiến IMF cũng sẽ sớm có động thái tương tự.
Hiện  nhiệm vụ quan trọng nhất của Ý là khôi phục niềm tin chính trị và đưa ra các quyết định hiệu quả. Do thời gian đáo hạn bình quân của các khoản nợ của Ý là tương đối dài nên nước này có thể chịu đựng được sự nhảy vọt của chi phí vay mượn chỉ trong một thời gian ngắn. Một số quốc gia từ trước đến nay vẫn chưa bị cuốn vào bão nợ sẽ sớm gánh chịu các hình phạt theo các quy định mới về chi tiêu của EU nếu không áp dụng các biện pháp bổ sung nhằm kiểm soát tình hình ngân sách.
C
Các quốc gia có thể đối mặt với hình phạt đầu tiên bao gồm các thành viên Eurozone như Bỉ, Cyprus và Malta cũng như hai nước không sử dụng đồng EUR là Hungary và Ba Lan.
Theo các quy định mới sắp có hiệu lực vào giữa tháng 12, hình phạt dành cho các quốc gia vi phạm mức trần thâm hụt ngân sách và nợ sẽ mang tính tự động hơn nhằm ngăn chặn sự leo thang của cuộc khủng hoảng nợ.
G.T ( Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc