Multimedia Đọc Báo in

Không để người dân bị “nhiễu” thông tin về an toàn thực phẩm

18:01, 17/05/2012

Các đơn vị chức năng cần chủ động hơn trong tuyên truyền về công tác ATTP, tránh không để người dân bị “nhiễu” thông tin dẫn đến thiệt hại về kinh tế và gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Cần xử lý một cách bài bản, tận gốc chứ không thể chạy theo giải quyết đối với từng sự cố cụ thể.

Đó là kết luận của thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu tại cuộc họp giao ban về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp tiếp tục thực hiện kiểm tra ATTP đối với thực phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. Cục Chăn nuôi sẽ họp với các nhà khoa học để thống nhất ngưỡng cho phép đối với chất cấm trong chăn nuôi, không để ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Đối với thực phẩm bẩn, các lô hàng “thịt thối”, Bộ chỉ đạo Cục Thú y tiếp tục phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tiến hành điều tra, làm rõ nguồn gốc, đường dây tiêu thụ và có báo cáo trước ngày 30-5-2012 để có cơ sở phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định. Với thông tin thực phẩm bẩn tuồn ra từ hàng tạm nhập tái xuất, Cục Thú y có thể phối hợp liên ngành với các cơ quan chức năng khác tăng cường kiểm tra ở các cửa khẩu; đề xuất Chính phủ có biện pháp quản lý việc tạm nhập tái xuất.

Cục Thú y cũng cần kiến nghị các tỉnh, thành phố đẩy nhanh tiến độ quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tại các địa phương. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản soạn thảo các quy định về vệ sinh ATTP; bổ sung quy định lấy mẫu, xét nghiệm, trả lời kết quả, công bố kết quả khi gặp sự cố về ATTP để tránh thiệt hại cho người sản xuất, không gây hoang mang trong dư luận. Cục Bảo vệ thực vật cũng kiến nghị Bộ sớm ban hành quy định phân công, phân cấp rõ ràng về thanh tra, kiểm tra đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán vật tư nông nghiệp nói chung và thuốc bảo vệ thực vật nói riêng…
 

Theo agroviet.gov.vn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.