Multimedia Đọc Báo in

Một mô hình tái chế cà phê giải quyết việc làm cho hàng chục lao động

06:14, 18/07/2012

Dak Lak  hiện có hàng trăm cơ sở thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê. Trong thời gian qua, các cơ sở chế biến cà phê trong tỉnh đã đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại của nước ngoài phục vụ cho việc xay xát, phân loại, đánh bóng cà phê bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện đại là vậy nhưng máy vẫn không thể “nhặt” được những hạt cà phê được gọi là cà phê “bi” hoặc cà phê “7,1 ly” (mỗi vụ có hàng nghìn tấn) trên sàng. Muốn phân loại được loại cà phê này chỉ có một cách duy nhất là nhặt bằng tay.

Anh Tiến (người đứng mặc áo trắng) trong xưởng tái chế cà phê
Anh Tiến (người đứng mặc áo trắng) trong xưởng tái chế cà phê

Cơ sở tái chế cà phê của anh Trần Đình Tiến ở thôn 8, xã Hòa Thắng (TP.Buôn Ma Thuột) ra đời đã đáp ứng được yêu cầu này. Anh mua cà phê trên sàng lẫn vỏ và tạp chất về phân loại rồi bán thành phẩm cho đơn vị xuất khẩu, vỏ cà phê bán cho nông dân làm phân vi sinh bón cây cà phê và các loại cây trồng khác. Hơn 10 năm nay cơ sở của anh luôn có từ 10-15 lao động thường xuyên nhặt cà phê hằng ngày. Ngoài ra, còn có từ 50-70 hộ từ các thôn, buôn nhận hàng về nhà “gia công”, giải quyết việc làm cho người già, trẻ em, người tàn tật…

Anh Tiến rất quan tâm đến cuộc sống của lao động trong cơ sở của mình. Đối với lao động thường xuyên, anh trả công 180.000 đồng/ngày đêm (ngày: 8 tiếng, đêm: 2 tiếng từ 19-21 giờ). Đối với lao động gia công, anh khoán 5.000 đồng/kg. Phân loại xong, các gia đình giao lại cho anh cả cà phê nhân và vỏ đủ số lượng khi nhận là được. Với cách làm này, mỗi năm anh tái chế từ 50-60 tấn cà phê. Lao động gia công có thu nhập từ 70.000 đồng - 90.000 đồng/công. Có những lúc không đủ hàng, anh phải san sẻ cho mỗi gia đình một ít để có hàng làm trước mắt rồi nhận tiếp trong đợt tới. Lợi nhuận thu được từ tái chế cà phê được anh Tiến đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ kinh doanh và chăm sóc 5 ha cà phê. Những năm qua anh Tiến đã đầu tư gần 1 tỷ đồng mua xe ô tô, xe công nông và xây dựng nhà xưởng, kho hàng. Với 5 ha cà phê mỗi năm anh thu từ 20-25 tấn cà phê nhân; trừ chi phí mỗi năm anh có lãi từ 500 - 600 triệu đồng.

Nhiều gia đình trong thôn, trong xã đã thoát nghèo nhờ gắn bó với công việc tái chế cà phê của anh Trần Đình Tiến trong nhiều năm qua. Anh đã được Hội Nông dân TP.Buôn Ma Thuột công nhận đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” trong 5 năm (2007-2011).

Thanh Linh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.