Multimedia Đọc Báo in

Ngành nông nghiệp Krông Bông thiệt hại nặng do thời tiết và dịch bệnh

15:09, 12/07/2012
Theo thống kê của huyện Krông Bông, từ cuối năm 2011 đến nay, thiên tai và dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp của địa phương.
 
Tổng diện tích cây trồng các loại bị thiệt hại do mưa bão là 425,9ha, trong đó lúa nước 164,4ha, ngô lai 110ha và 151,5ha đậu các loại bị mất trắng do mưa lụt. Tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 3 tỷ đồng. 
 
Tình hình khô hạn cục bộ trên địa bàn huyện cũng đã gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng vụ hè thu, đặc biệt là cây ngô lai có 2.360 ha bị khô hạn (Cư Pui 1.200ha, Cư Đrăm 450ha, Yang Mao 710ha). Theo dự tính của ngành nông nghiệp huyện, trong thời gian tới nếu không có mưa, khả năng 660ha ngô lai gần 25 ngày tuổi trên địa bàn sẽ có nguy cơ mất trắng và phải gieo trồng lại. 
 
Bên cạnh đó, một số loại sâu bệnh như: bọ trĩ, ngộ độc phèn, rầy nâu trên cây lúa; rệp sáp, rệp vảy xanh, gỉ sắt trên cây cà phê; bọ xít, tuyến trùng rễ cây tiêu; bệnh chổi rồng trên cây ngô… cũng xuất hiện gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng. Cũng đã xuất hiện dịch ốc bưu vàng, mật độ 50-100 ốc con và 4-5  ốc lớn/m2 đã xuất hiện và phá hoại 20 ha lúa (giai đoạn 15-30 ngày tuổi) tại cánh đồng Bàu Sen, thôn 11, xã Hòa Lễ. Phòng Nông nghiệp đã phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện đi kiểm tra thực tế, kịp thời hướng dẫn bà con nông dân ra quân diệt trừ bằng biện pháp đánh bắt thủ công và phun thuốc hóa học nên đã khống chế không để dịch lây lan trên diện rộng. 
L.V
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.