Multimedia Đọc Báo in

Công bố quy hoạch phát triển kinh tế trang trại và đề án khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Dak Lak giai đoạn 2011-2015

16:21, 07/09/2012

Sáng 7-9, Sở NN-PTNT tổ chức hội nghị công bố quy hoạch phát triển kinh tế trang trại và đề án khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Dak Lak giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

Về Dự án quy hoạch phát triển kinh tế trang trại: trong giai đoạn 2001-2015, số trang trại đạt tiêu chí là 2.220 trang trại với tỷ lệ áp dụng công nghệ vào sản xuất chiếm khoảng 30%; giải quyết việc làm cho 10.271 lao động với khoảng 30% được đào tạo, tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật; tổng giá trị sản xuất hàng năm của các trang trại đạt 1.806 tỷ đồng; số trang trại được cấp giấy chứng nhận đạt 80%. Giai đoạn 2016-2020, có 2.530 trang trại đạt tiêu chí với khoảng 50% trang trại áp dụng công nghệ mới vào sản xuất; giải quyết việc làm cho 11.292 lao động với khoảng 50% lao động được đào tạo, tập huấn khoa học kỹ thuật; tổng giá trị sản xuất hàng năm của các trang trại đạt 2.101 tỷ đồng; số trang trại được cấp giấy chứng nhận đạt 90%. Tổng vốn đầu tư cho cả hai giai đoạn trên 140 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2015 là 94.234 triệu đồng; giai đoạn 2016-2020 là 45.830 triệu đồng), trong đó, nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh gần 56 tỷ đồng, các chương trình lồng ghép khác trên 22 tỷ đồng và của chủ trang trại gần 62 tỷ đồng.

Trồng ca cao dưới tán điều đang được xem là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả tại Dak Lak
Trồng ca cao dưới tán điều đang được xem là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả tại Dak Lak

Về Đề án khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:  trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của nông nghiệp đạt 5-6%, cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng 32% -33% trong GDP; giá trị tổng sản phẩm ngành nông nghiệp đạt 8.200 tỷ đồng năm 2015; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 5-6%; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 45-50 triệu đồng/ha; chuyển dịch kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp; kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản đạt 910 triệu USD; nâng độ che phủ rừng lên 52%. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có phương án đầu tư các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với mục tiêu của đề án sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi của tỉnh về hỗ trợ vốn, lãi xuất vay, giống cây, con; đào tạo, tập huấn khoa học kỹ thuật… Tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách giai đoạn 2011-2015 là 58,5 tỷ đồng.

Sở NN-PTNT yêu cầu các địa phương nhanh chóng triển khai  nội dung của dự án quy hoạch và đề án nêu trên; những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện cần báo cáo ngay cho Sở NN-PTNT để có giải pháp tháo gỡ kịp thời .

T.N
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.