Multimedia Đọc Báo in

Hiệu quả cao nhờ xây dựng mô hình kinh tế hợp lý, khoa học

08:34, 19/09/2012

Quê gốc ở tỉnh Hà Nam, năm 1994 anh Chu Văn Thán đưa gia đình vào lập nghiệp tại thôn Hiệp Nhất, xã Quảng Hiệp (huyện Cư Mgar).

Anh Chu Văn Thán đang cho cá ăn.
Anh Chu Văn Thán đang cho cá ăn.

Trên gần 2ha đất canh tác của gia đình, anh Thán trồng hoa màu kết hợp với chăn nuôi heo. Tuy nhiên, thời gian này, do hạn chế về kiến thức phòng và điều trị bệnh cho đàn heo nên có năm đàn heo của gia đình anh bị bệnh dịch và chết hàng loạt, dẫn đến thua lỗ. Không nản lòng, anh đã tích cực nghiên cứu, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nơi, tham quan các mô hình kinh tế điển hình để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình (hiện nay, với những kinh nghiệm đã tích lũy được, anh Thán có thể tự tay điều trị cho đàn heo mỗi khi bị mắc bệnh). Bên cạnh đó, anh Thán còn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Năm 1995, anh bắt đầu chuyển đổi 1 ha đất canh tác hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây cà phê, khi cà phê chưa khép tán anh trồng thêm ngô, đậu để có thêm thu nhập. Đến năm 2008 anh tiếp tục chuyển đổi 2 sào đất trũng trồng lúa của gia đình sang đào ao thả cá…

Sau nhiều năm gây dựng, đến nay gia đình anh Thán đã có một mô hình kinh tế hiệu quả, hợp lý: diện tích đất cao ráo thì anh trồng cà phê, tiêu; chỗ trũng thì đào ao thả cá, hay trồng lúa. Hiện nay, gia đình anh có 1,5 ha cà phê (trong đó 5 sào đang cho thu bói), 2 sào ao cá và 1 sào đất trồng tiêu. Anh tận dụng nguồn phân từ chăn nuôi để bón cho cây trồng, vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa giúp gia đình anh giảm được chi phí đầu tư trong sản xuất. Đến nay, tổng thu nhập của gia đình anh Thán đạt khoảng 200 triệu đồng/năm; gia đình anh đã xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm được nhiều phương tiện sinh hoạt đắt tiền…

Trung Dũng 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.