Multimedia Đọc Báo in

Khá lên từ nghề làm giá đỗ sạch

09:09, 25/09/2012

Chị Nguyễn Thị Loan ở thôn 8 xã Pơn Đrang (Krông Buk) đã thoát nghèo và trở nên khá giả  từ nghề làm giá đỗ xanh theo phương pháp truyền thống.

Dụng cụ làm giá đỗ của gia đình chị Lan.
Dụng cụ làm giá đỗ của gia đình chị Lan.

Chị Loan cho biết: Việc trồng giá đòi hỏi sự tỷ mỷ nên không dễ mà làm được. Trong thời gian qua, trước thông tin giá đỗ xanh được làm bằng hóa chất gây hoang mang cho người tiêu dùng, thế nhưng lò giá gia đình chị vẫn hoạt động bình thường. Người dân địa phương đã chứng kiến cảnh chị trồng giá và thoát nghèo nhờ nghề này nên yên tâm sử dụng. Chính quyền địa phương cũng cử đoàn kiểm tra đột xuất việc trồng giá của gia đình chị và lần nào cũng công nhận là giá sạch 100%. Chị Loan tư vấn: Người tiêu dùng nên hiểu  rằng, giá sạch là giá được trồng tự nhiên trong các lu - thạp và sử dụng nước giếng để tưới. Phải mất từ 6 đến 7 ngày giá mới cho thu hoạch. Giá trồng tự nhiên không thể to mập và trắng như thị trường vẫn cứ ưa chuộng lâu nay. Giá đỗ nhà chị lúc nào cũng có thân dài và gầy, trên đầu vẫn còn lá mầm có màu chuyển vàng và có rễ. Giá không thể để quá 1 ngày và phải ngâm nước thì mới trắng được. Điều này là yếu tố quan trọng để phân biệt  giữa giá dùng thuốc kích thích và giá trồng tự nhiên. Đỗ xanh để trồng giá phải là loại đều hạt thì mới làm được giá, nếu đỗ không đều hạt thì giá sẽ mọc không đều. Mỗi ngày chị chỉ trồng được từ 3 đến 5 kg đỗ tùy theo mùa; năng suất giá đạt trên 25 kg mỗi ngày. Nếu ai vẫn ưa chuộng loại giá trắng, mập, không rễ thì hãy hiểu rằng đó không phải là loại giá được trồng theo phương pháp truyền thống và không ai dám chắc độ an toàn.

Xuân Hòa

           

 


Ý kiến bạn đọc