Multimedia Đọc Báo in

Nông dân Ea Tiêu (Cư Kuin) thoát nghèo nhờ sử dụng vốn vay hiệu quả

05:33, 26/09/2012

Những năm qua, Hội Nông dân xã Ea Tiêu (Cư Kuin) đã tích cực phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện triển khai hiệu quả chương trình ủy thác cho vay hộ nghèo. Hội Nông dân xã còn tổ chức tham quan, học tập những mô hình điểm về trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm để giúp hội viên sử dụng vốn vay có hiệu quả, tăng thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu.

Nguồn vốn mà Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện Cư Kuin ủy thác qua Hội Nông dân xã Ea Tiêu là trên 15 tỷ đồng, với 987 lượt hội viên nghèo được vay. Từ nguồn vốn này, nhiều nông dân nghèo ở Ea Tiêu đã vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Gia đình bà H’Kui Knul ở buôn K’ram, xã Ea Tiêu là một trong những hộ điển hình thoát nghèo nhờ vay vốn ngân hàng ủy thác. Đàn heo và vườn cà phê gia đình bà gây dựng được hiện nay là nhờ 8 triệu đồng tiền vay từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện cách đây hơn 8 năm. Nhờ chăm chỉ và mạnh dạn áp dụng các biện pháp chăn nuôi, trồng trọt khoa học, sau 2 năm gia đình bà đã trả nợ hết ngân hàng. Hiện bà H’Kui đang sở hữu 1,5 ha cà phê, trong đó 7 sào đang trong thời kỳ kinh doanh, ngoài ra còn nuôi thêm heo với trên 10 con mỗi lứa. Cuộc sống gia đình bà ổn định với mức thu nhập sau khi trừ chi phí trên 50 triệu đồng mỗi năm.

Cũng như bà H’Kui, hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã cũng đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội. Có hộ vay ít, có hộ vay nhiều, nhưng hầu hết đều phát huy được nguồn vốn vay, dần vươn lên thoát nghèo bền vững. Ngoài vay vốn ủy thác, các hội viên là nông dân nghèo còn được vay vốn không tính lãi từ các tổ nhóm tiết kiệm tại các chi hội trên địa bàn xã. Đến nay, xã Ea Tiêu có 17 chi hội có tổ nhóm tiết kiệm, với số vốn là 370 triệu đồng và đã có 70 lượt hộ vay để phát triển kinh tế.

Tường Vy


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.