Multimedia Đọc Báo in

Làm giàu từ mô hình sản xuất đa canh

08:22, 12/11/2012

Quê gốc ở tỉnh Hà Nam, năm 2000 anh Đỗ Văn Tiến đưa gia đình vào buôn K’Doh, xã Ea Tar (huyện Cư M’gar) xây dựng kinh tế mới với tài sản chỉ có 2 sào đất trũng, ngập nước. Nhận thấy, đặc điểm của mảnh đất rất phù hợp với mô hình VAC, vợ chồng anh đã đầu tư tiền đào ao thả cá, số bùn đất dư khi đào ao anh đã tận dụng đổ lên những chỗ trũng khác. Khi mảnh vườn đã được lấp đất cao, anh đưa các loại cây hoa màu vào trồng và kết hợp với làm chuồng chăn nuôi heo. Do chịu khó tìm tòi học hỏi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cộng với được chăm sóc chu đáo nên cây trồng, vật nuôi của gia đình anh sinh trưởng, phát triển tốt và đem lại hiệu quả cao. Khi tích lũy được vốn, anh Tiến quyết định chuyển hướng từ trồng các loại cây hoa màu sang trồng cà phê. Với sự nỗ lực, cần cù của hai vợ chồng, đến nay gia đình anh đã mua thêm được 2 ha đất để trồng cà phê, kết hợp với trồng xen cây tiêu. Trong quá trình canh tác, anh thường xuyên cải tạo lại vườn cây để bảo đảm hiệu quả sản xuất cho gia đình. Hễ phát hiện cây nào phát triển kém, cho năng suất thấp là anh nhổ lên trồng lại, hoặc áp dụng phương pháp ghép chồi…; từ biện pháp cải tạo dần, vườn cà phê của gia đình anh luôn cho năng suất ổn định, bình quân đạt 4,5 tấn/ha.

Anh Đỗ Văn Tiến đang chăm sóc  cây hồ tiêu.
Anh Đỗ Văn Tiến đang chăm sóc cây hồ tiêu.

Hiện nay, với 2,2 ha đất sản xuất, trong đó có 1,8 ha đất canh tác cà phê, trồng xen thêm 700 trụ tiêu (400 trụ đang trong giai đoạn kinh doanh), bình quân mỗi năm gia đình anh thu được gần 9 tấn cà phê, 1 tấn tiêu và xuất bán ra thị trường khoảng 1,6 tấn thịt heo hơi… Trừ chi phí đầu tư, thuê nhân công chăm sóc, gia đình anh Tiến vẫn thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm. Nhờ làm ăn hiệu quả, nhiều năm liền gia đình anh Đỗ Văn Tiến được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.

Trung Dũng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.