Multimedia Đọc Báo in

Người gây ong chúa tạo đàn

07:40, 26/02/2013

Tuy làm nghề nuôi ong mật gần 20 năm, nhưng ông Trần Phước Bửu (thôn Phước Trạch, xã Ea Phê, huyện Krông Pak) vẫn tự nhận mình chưa hiểu rõ cuộc sống của loài ong. Ông chia sẻ niềm đam mê nuôi ong bằng kiến thức tự cho là ít ỏi của mình: “Ong chúa của mỗi đàn được chọn lựa và được ong thợ nuôi dưỡng đặc biệt. Mỗi đàn ong chỉ có 1 ong chúa, bao nhiêu ong chúa là bấy nhiều đàn ong. Trong hàng triệu con ong thợ nhưng chỉ có duy nhất 1 con ong chúa. Ong chúa mỗi ngày có thể đẻ được gần 1000 trứng…”.

Nắm được đặc tính của đàn ong và hiểu rằng, nếu ong chúa không còn, cả đàn ong sẽ tự tan rã nên ông Bửu đã học cách tạo ong chúa để nhân đàn. Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Bửu đã tạo được hàng trăm con ong chúa. Đây là sự thành công mà không phải người nuôi ong nào cũng làm được. Hiện gia đình ông Bửu duy trì nuôi gần 200 thùng ong, mỗi thùng là 1 đàn và ông chỉ cho sản xuất mật vào thời kỳ cà phê ra hoa khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau; mỗi vụ ông thu hoạch được từ 1-2,5 tấn mật. Ngoài ra ông còn nhân giống rồi bán đàn ong cho các hộ có nhu cầu nuôi, mỗi lần bán khoảng 100 thùng ong và thu nhập này cao gấp nhiều lần thu nhập từ lấy mật.

Câu nói của “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” của người xưa thật đúng với thực thế nuôi ong của ông Bửu: không chỉ giỏi trong việc nuôi ong lấy mật mà còn thành thạo trong việc tạo ra ong chúa để nhân đàn phục vụ nghề nuôi ong.

Xuân Hòa
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.