Multimedia Đọc Báo in

Giai đoạn 2008-2013, số hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi các cấp tăng bình quân 5%/năm

16:03, 12/04/2013

Thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi” giai đoạn 2008-2013, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã có nhiều cách làm chủ động, sáng tạo.

1
Mô hình trồng tiêu, xen cà phê của ông Đâu Xuân Lập (bên phải) ở thôn 1, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột đem lại lợi nhuận trên 300 triệu đồng/năm

Các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức phát động phong trào; khuyến khích nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi; chỉ đạo duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình SXKD giỏi ở những giai đoạn trước; nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao ở các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ. Mặt khác, các cấp Hội trong tỉnh chú trọng công tác tập huấn, hội thảo đầu bờ, đầu chuồng nhằm nâng cao kiến thức khoa học – kỹ thuật, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ tay nghề cho nông dân. Đồng thời, mở rộng hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, phân bón, cây, con giống…

2
Cán bộ, hội viên nông dân tìm hiểu mô hình nuôi cá rô phi đơn tính của gia đình ông Lê Thế Linh (đứng giữa) ở xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột

Nhờ vậy, mỗi năm toàn tỉnh có khoảng 139.000 hộ đăng ký đạt danh hiệu SXKD giỏi. Qua bình xét, đánh giá hằng năm có từ 65.300 đến 68.500 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi các cấp, chiếm gần 50% so với số hộ đăng ký, bình quân mỗi năm tăng 5%. Hộ SXKD giỏi có thu nhập thấp nhất 50 triệu đồng/năm; số hộ đạt mức thu nhập từ 300 đến 500 triệu đồng/năm chiếm 10%; hộ có thu nhập cao nhất là 1,5 tỷ đồng/năm.

Nguyễn Xuân
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.