Multimedia Đọc Báo in

Làm giàu bằng nuôi heo

10:19, 22/04/2013

Trong khi không ít hộ chăn nuôi bỏ chuồng vì dịch bệnh, giá bán thấp, thì ông Phạm Minh Châu ở tổ dân phố 2, phường Thành Nhất, TP. Buôn Ma Thuột vẫn kiên trì chăn nuôi heo để phát triển kinh tế gia đình và vươn lên làm giàu.

  Ông Châu bên  chuồng heo của  gia đình.
Ông Châu bên chuồng heo của gia đình.

Trước đây, ông Châu chỉ nuôi vài con heo, và hướng phát triển kinh tế của gia đình ông là trang trại nuôi gà thịt hàng nghìn con. Khi dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh, khiến trang trại của ông điêu đứng, thua lỗ nặng nề, ông chuyển sang nuôi heo nạc theo hướng trang trại công nghiệp. Ban đầu, ông xuống tận TP. Hồ Chí Minh chọn 3 con heo giống về nuôi nái. Nhờ chịu khó học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi nên heo phát triển tốt và bắt đầu sinh sản, số lượng đàn heo liên tục tăng lên. Trang trại chăn nuôi heo của ông được xây dựng theo quy trình khép kín một cách khoa học với hệ thống cho ăn, nước uống tự động. Chuồng được chia làm ba khu riêng biệt: khu nuôi heo nái sinh sản, khu chuồng chăn nuôi heo hậu bị và khu chuồng chăn nuôi heo thịt thương phẩm. Hiện nay gia đình ông Châu nuôi mỗi lứa gần 100 con heo thịt và 20 con heo nái. Đàn heo (nhất là heo nái) được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật rất kỹ lưỡng để heo giống đạt chất lượng tốt và heo thương phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi con heo ngay từ khi bắt đầu nuôi đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin để phòng bệnh. Bên cạnh đó, ông thường xuyên quét dọn, phun thuốc khử trùng để giữ vệ sinh, sạch mầm bệnh xung quanh khu chuồng trại. Nhờ vậy mà trang trại chăn nuôi của ông luôn phòng tránh được dịch bệnh; heo giống và heo thịt thương phẩm luôn bán được giá. Hiện nay, mỗi năm ông Châu xuất 3 lứa heo thịt, bình quân 10 tấn/lứa. Bên cạnh đó, đàn heo con giống không những để nuôi mà còn có bán với số lượng hàng trăm con mỗi năm. Từ trang trại nuôi heo, mỗi năm gia đình ông thu nhập gần 100 triệu đồng.

Minh Chi 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.