Multimedia Đọc Báo in

Phát triển kinh tế hộ gia đình bằng nghề trồng cây cảnh tại xã Hòa Thắng

20:12, 06/04/2013

Nhờ lợi thế về thổ nhưỡng và nguồn nhân công, nhiều gia đình tại địa bàn xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột đã đưa nghề trồng cây cảnh vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Theo đó, thu nhập bình quân mỗi hộ tăng thêm khoảng 70-100 triệu đồng/năm.


Nghề trồng cây cảnh phát triển mạnh ở xã Hòa Thắng.  Ảnh: Lê Thành
Nghề trồng cây cảnh phát triển mạnh ở xã Hòa Thắng. Ảnh: Lê Thành

Nắm bắt được các lợi thế của địa phương, các cấp chính quyền xã Hòa Thắng đã phổ biến, khuyến khích người dân trong địa bàn tích cực nhân rộng diện tích, nâng cao năng suất cây cảnh, góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Thành phố Buôn Ma Thuột cho phép thành lập hội Sinh vật cảnh của xã vào tháng 5-2012. Hội đã tích cực hoạt động, giúp người dân học hỏi kỹ thuật trồng cây cảnh, nhằm nâng cao năng suất và mở rộng thị trường tiêu thụ. Ông Trương Phi Hùng, chủ tịch hội Sinh vật cảnh xã Hòa Thắng cho biết: “Hiện nay hội có 35 hội viên, đa số các hội viên tích cực học tập, trao đổi nhằm nâng cao kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh, tạo được những cây có giá trị về mặt nghệ thuật cũng như giá trị về kinh tế. Ngoài ra, hội viên cũng thường xuyên tham gia trưng bày, triển lãm cây cảnh nói riêng và sinh vật cảnh nói chung tại những dịp lễ hội ở trong và ngoài tỉnh để nhằm tạo nên thương hiệu cho mình. Bà Nguyễn Thị Loan, chủ tịch xã Hòa Thắng cho biết thêm: “Hiện nay, toàn xã đã có trên 35 hộ trồng cây cảnh để kinh doanh, với diện tích khoảng 6-7 ha; tập trung chủ yếu ở các  thôn 4, thôn 5, thôn 10, thôn 11; thu nhập trung bình 150 triệu đồng/năm/hộ”. Những hộ gia đình này đa số có quê gốc ở những tỉnh vốn có truyền thống làm nghề trồng cây cảnh như: Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Bình Định,… với lòng đam mê, họ đã tạo được những thương hiệu ổn định như: Quất Hòa Thắng, Mai Hòa Thắng nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, mai bán được khoảng 2,5-3 triệu đồng/chậu, quất bán khoảng 1-3 triệu đồng/chậu”. Bà Loan cũng mong muốn: “Khi thực hiện chương trình nông thôn mới, chúng tôi rất mong được sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư của nhà nước về vốn, kỹ thuật và có sự quy hoạch vùng đất cụ thể để thuận tiện cho việc trồng và chăm sóc cây cảnh để  có thể đưa cây cảnh vào làm chuyên canh hơn”. Điều đáng mừng là nghề trồng cây cảnh cũng đã giải quyết được một phần số lao động dư thừa trong xã, giúp họ có thêm thu nhập hàng ngày. Bà Đỗ Thị Minh, chủ khu vườn cây cảnh ở thôn 10, xã Hòa Thắng cho biết: “Khu vườn cảnh nhà tôi chỉ rộng 2 sào, nhưng gia đình làm không kịp, phải thuê người làm, mỗi ngày công trả 150.000 đồng, một năm cũng phải thuê đến 50 công; thu nhập hằng năm của gia đình nhờ vào cây cảnh khá cao, từ 120-200 triệu đồng/năm”.

 Ngô Loan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.