Multimedia Đọc Báo in

Thoát nghèo từ hai bàn tay trắng

13:53, 27/11/2013
Năm 1996, khi vợ chồng chị Lê Thị Mận rời quê hương Hà Tây (bây giờ là Hà Nội) vào lập nghiệp ở thôn 8, xã Ea Huar (huyện Buôn Đôn), vợ chồng chị hoàn toàn tay trắng, không vốn liếng, không một mảnh đất cắm dùi.

Để kiếm kế sinh nhai nơi đất khách quê người, vợ chồng chị Mận đã xin mượn đất của một hộ dân tại chỗ dựng tạm ngôi nhà gỗ để ở, rồi bắt đầu những ngày tháng làm thuê làm mướn và mượn đất trồng trọt để kiếm cái ăn. Cuộc sống tưởng như không có lối thoát khi đứa con trai đầu lòng của anh chị đau ốm liên miên. Vợ chồng chị lại vất vả chạy vạy mượn tiền của bà con xung quanh để đưa con vào viện. Cực khổ mấy cũng chịu được nhưng nhìn con cứ đau ốm bệnh tật chị Mận không đành lòng. Chị bàn với chồng quay về quê nhưng anh đã động viên chị cố gắng vượt qua vì nơi quê nhà đất chật người đông, cuộc sống rất khổ cực.

Chị Lê Thị Mận đang chăm sóc cho đàn heo.
Chị Lê Thị Mận đang chăm sóc cho đàn heo.

Quả thật, những khó khăn dần dần cũng qua. Do biết chi tiêu tiết kiệm, chị Mận lại là người phụ nữ chịu thương chịu khó, đảm đang nên sau một thời gian làm lụng vất vả, gia đình chị đã tích lũy được một số vốn  nho nhỏ, đầu tư làm thêm nghề nấu rượu và nuôi heo. Tiền lãi thu được, chị lại mua thêm heo và gà về nuôi. Cứ như thế, kinh tế gia đình chị ngày một ổn định. Vợ chồng chị Mận mạnh dạn mua đất để trồng cây lương thực lấy nguồn thực phẩm cung cấp cho vật nuôi. Từ 1 sào đất rẫy, giờ đây, vợ chồng chị đã có đến 3 ha rẫy trồng lúa, bắp, cà phê. Hiện đàn heo thịt của chị đã lên đến 20 con, mỗi ngày chị nấu từ 50 – 60 kg gạo rượu. Chỉ tính lợi nhuận từ việc nuôi heo, sau khi trừ các khoản chi phí chị thu về từ 50 – 60 triệu đồng mỗi năm, thêm các khoản thu từ việc bán rượu và trồng trọt thì thu nhập của gia đình cũng lên đến hàng trăm triệu đồng. Cuộc sống ổn định nhưng vợ chồng anh chị vẫn không ngơi tay, lúc nông nhàn, chồng chị lại làm thợ xây để kiếm thêm thu nhập. Từ năm 2010, chị Mận tham gia công tác phụ nữ ở xã và trở thành cộng tác viên y tế thôn buôn. Chị được Hội Phụ nữ xã tuyên dương là điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi.

Thanh Mười


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.