Multimedia Đọc Báo in

Ra mắt Chương trình tập huấn nâng cao năng suất ca cao và cấp giấy chứng nhận

17:31, 25/02/2014

Sáng 25 - 2, Dự án hợp tác công tư phát triển ca cao Việt Nam đã tổ chức ra mắt Chương trình tập huấn nâng cao năng suất ca cao và cấp chứng nhận. Tham dự có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Giám đốc Ban quản lý Dự án ca cao.

ảnh ảnh
Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt phát biểu tại lễ ra mắt

Theo Cục Trồng trọt, hiện cả nước có khoảng 22.000 ha ca cao, tập trung tại 3 vùng chính là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Tại Dak Lak, hiện có hơn 2.500 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 1.000 ha, năng suất bình quân từ 1,4 đến 1,5 tấn/ha. Với mục đích nâng năng suất ca cao 2kg/ cây và 1.600 nông dân được cấp chứng nhận UTZ, từ tháng 9-2013 đến tháng 11-2014, Chương trình sẽ tiến hành đào tạo kỹ thuật cho 2.000 nông dân có vườn cây ca cao trong giai đoạn kinh doanh từ 4 năm tuổi trở lên tại 7 tỉnh: Dak Lak, Dak Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa- Vũng Tàu về các nội dung sản xuất ca cao theo chứng nhận UTZ, nâng cao năng suất ca cao, quản lý sâu bệnh tốt, nâng cao năng lực cho các cơ sở lên men… Đơn vị thực hiện là Công ty TNHH thương mại, dịch vụ, sản xuất ca cao Thành Đạt và Công ty TNHH Cargill Việt Nam.

ảnh
Ông Trịnh Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH thương mại, dịch vụ, sản xuất ca cao Thành Đạt đang cung cấp thông tin cho các đại biểu về tình hình giá hạt ca cao

Được biết, dự án hợp tác công tư (PPP) về phát triển ca cao Việt Nam được Chính phủ Hà Lan cùng các doanh nghiệp gồm Rabobank, Mars, Cargill, IDH thực hiện nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phát triển bền vững cây ca cao. Trước mắt, dự án đang được triển khai ở Dak Lak, sau đó nhân rộng ra các tỉnh khác với thời hạn 3 năm (2012- 2014), ngân sách xấp xỉ 1,4 triệu EURO, trong đó vốn ODA là trên 1,3 triệu EURO, vốn đối ứng của Việt Nam hơn 24.000 EURO.

T.N
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.