Multimedia Đọc Báo in

Anh nông dân trẻ làm kinh tế giỏi

08:16, 20/04/2014
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Đằng Tuyến Dũng (SN 1985) ở thôn 5, xã Cư Suê (huyện Cư M’gar) phải nghỉ học sớm để phụ giúp gia đình làm kinh tế.

Năm 2008, anh Dũng được bố mẹ chia cho 3 sào đất trồng cà phê, tuy nhiên để có mảnh đất này anh cũng phải gánh thêm khoản nợ 30 triệu đồng trước đó của gia đình. Lúc đó, nhận thấy giá hồ tiêu ngày càng cao và đem lại thu nhập lớn cho nông dân, anh Dũng mạnh dạn trồng thử nghiệm 100 trụ tiêu với phương châm vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm. Dù gặp nhiều khó khăn ban đầu song anh Dũng  chịu khó tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật ở địa phương,  tham quan học hỏi các mô hình phát triển kinh tế nhiều nơi để tích lũy kinh nghiệm về cách trồng, chăm sóc và phòng bệnh cho tiêu. Nhờ vậy, vườn tiêu của anh luôn phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cuộc sống gia đình anh dần được cải thiện và mua được thêm 6 sào đất canh tác, nâng tổng diện tích lên gần 9 sào. Số diện tích này cũng được anh áp dụng mô hình trồng cà phê xen tiêu. Khác với trước đây, lần này trụ tiêu được anh sử dụng bằng những cây sống như: dầu, lồng mức… Theo anh Dũng, tuy trồng tiêu bằng trụ sống mất nhiều thời gian mới có thể phát triển thành trụ nhưng sau này nó lại có tác dụng che nắng, chắn gió cho cây trồng chính và hiệu quả hơn hẳn so với trụ đứng. Anh chia sẻ: “Thường thì các trụ đứng có chiều cao từ 3,5 – 4 m nhưng trụ sống lại có chiều cao từ 5 - 6 m. Sự chênh lệch về độ cao này đã làm cho dây tiêu leo cao hơn và năng suất cũng cao hơn rất nhiều, đạt 5 - 6 kg/trụ, nhiều cây lên đến 7- 8 kg/trụ. Việc trồng xen tiêu cũng có tác dụng tốt cho cây cà phê, góp phần giữ độ ẩm cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng chính phát triển. Nhờ đó, năng suất cà phê luôn được đảm bảo, bình quân đạt 4 – 5 kg/cây”.

Với gần 9 sào trồng cà phê, xen tiêu, bình quân mỗi năm anh Dũng thu được 1,5 tấn cà phê và 2,3 tấn tiêu, sau khi trừ hết chi phí đầu tư có thu nhập từ 200 - 240 triệu đồng/năm. Đây là mức thu nhập cao so với mức thu nhập chung ở địa phương.

Không những làm kinh tế giỏi, anh Đặng Tuyến Dũng còn là một Bí thư Chi đoàn năng động, nhiệt huyết ở địa phương và luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu với những nông dân khác.

Trung Dũng – Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.