Multimedia Đọc Báo in

Đề án Cà phê bền vững đã "bền vững"?

14:48, 06/04/2014
Đề án Phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được HĐND tỉnh thông qua và được UBND tỉnh phê duyệt với tổng vốn đầu tư 1.647 triệu đồng (không kể vốn lồng ghép đầu tư cho cơ sở hạ tầng) bao gồm các chỉ tiêu: Duy trì diện tích cà phê ổn định khoảng 150.000 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 400.000 tấn/năm, trong đó 50% diện tích vườn cây có cây che bóng mát; hằng năm tập huấn kỹ thuật cho khoảng 8.000 nông dân; tỷ lệ cà phê tinh chế  đạt 15% trở lên; 100% diện tích cà phê trong vùng quy hoạch chủ động được nguồn nước tưới và kim ngạch xuất khẩu đạt 700 triệu USD/năm.

Sở NN-PTNT cho biết: Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2008 đến nay (đã gần kết thúc giai đoạn I) nhưng hầu hết các chỉ tiêu không đạt kết quả như mong đợi. Trước hết là diện tích cà phê không giảm mà có xu hướng tăng mạnh, hiện diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh đã vượt con số 203.5000 ha. Theo đó, vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để nâng sản lượng cà phê thu hoạch có tỷ lệ quả chín đạt 80% trở lên; sản lượng chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan mới đạt 10%. Đặc biệt diện tích cà phê chủ động được nguồn nước tưới chỉ ở mức 65,5 % và có cây che bóng mát chỉ chiếm tỷ lệ hơn 25%. Cuối cùng là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chiến lược này trong thời gian qua vẫn dừng lại ở ngưỡng trên dưới 600 triệu USD/năm. Thêm vào đó, diện tích cà phê già cỗi cần tái canh chiếm hơn 30.000 ha, nhưng đến nay vẫn chưa có chính sách hỗ trợ của tỉnh và các ban ngành liên quan khiến năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm thu được không cao. Việc liên kết “4 nhà”, nhất là mối liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất còn rất hạn chế làm cho các nông hộ trồng cà phê phải chịu thiệt thòi bởi những tác động bất lợi từ thị trường thu mua và xuất khẩu cà phê vốn không ổn định như hiện nay.

Ông Trang Quang Thành - Giám đốc Sở NN-PTNT cho rằng, những yếu tố được coi là chưa bền vững trên cho thấy đã đến lúc UBND tỉnh cần có những giải pháp rà soát, điều chỉnh và bổ sung kịp thời cho  phù hợp với thực tế. Đồng thời lấy đó làm cơ sở cho việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về Đề án Phát triển cà phê bền vững cho những năm tiếp theo.

Phương Đình


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.