Khó khăn trong phát triển sản xuất công nghiệp ở huyện Krông Năng
Huyện Krông Năng có nhiều tiềm năng và điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến kêu gọi đầu tư vào ngành này cũng đã được khởi động trong những năm qua. Tuy nhiên, để biến tiềm năng thành hiện thực nhằm nâng cao tỷ trọng công nghiệp (CN) trong cơ cấu kinh tế huyện nhà đang gặp không ít khó khăn.
Huyện Krông Năng có dân số hơn 120.000 người, với nguồn nhân công dồi dào, có thể đáp ứng nhu cầu lao động tại các nhà máy, xưởng chế biến quy mô lớn. Về cơ sở hạ tầng giao thông, địa phương nằm trên quốc lộ 29, khá thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và giao thương hàng hóa giữa Dak Lak với Phú Yên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Đặc biệt, địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào có thể phục vụ các ngành CN khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng như đá bazan, granite, đã được khai thác ở khá nhiều địa điểm, nhất là ở khu vực Bắc và Đông Bắc huyện; về nguyên liệu đất sét cũng đã có những kết luận ban đầu về trữ lượng và chất lượng ở một số địa bàn trong huyện, ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại đá quý xung quanh thượng nguồn các suối lớn. Đặc biệt, địa phương có trữ lượng than bùn (khoảng 700.000 m3) nằm tại hai địa điểm thuộc xã Cư Klông, là nguồn nguyên liệu rất tốt cho sản xuất phân vi sinh. Về lâm sản, với diện tích rừng trồng hơn 2000 ha, chủ yếu là cây keo lá tràm và trữ lượng lớn các nguồn lâm sản khác, sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề chế biến gỗ và CN giấy, chưa kể đây còn là một trong những địa phương phát triển mạnh về nông sản, cà phê, tiêu, cao su…, tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào cho CN chế biến nông sản và thức ăn gia súc.
Tuy nhiên, những năm qua, việc thăm dò, đánh giá hiện trạng tài nguyên, cấp phép và quản lý khai khoáng trên địa bàn huyện vẫn chưa thật sự được chú trọng, kéo theo việc khai thác, sử dụng nguyên liệu khoáng sản một cách tùy tiện, kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí lớn đến nguồn tài nguyên của địa phương. Điển hình là cuối năm 2013, hàng trăm lượt người đã đổ xô đến tiểu khu 300, xã Cư Klông khai thác đá saphia khiến nhiều diện tích rừng bị tàn phá, các dòng suối tan hoang; hay việc khai thác than bùn không đúng quy định dẫn đến ô nhiễm môi trường nặng nề…
Tỷ trọng công nghiệp hiện chỉ chiếm gần 20% trong cơ cấu kinh tế huyện Krông Năng. Trong ảnh: Nhà máy chế biến mủ cao su tại huyện Krông Năng. |
Minh Thông
Ý kiến bạn đọc