Multimedia Đọc Báo in

Làm giàu từ chăn nuôi bò

08:18, 16/04/2014
Năm 1993, nhận thấy đồng cỏ ở địa phương rộng, phù hợp với phát triển chăn nuôi, ông Hà Văn Phúc (xã Cư Mlan, huyện Ea Súp) đã dùng số tiền dành dụm được sau 20 năm làm công nhân xưởng gỗ mua mảnh đất nhỏ và hai con bê về nuôi với hy vọng sẽ gầy dựng một trang trại chăn nuôi bò quy mô lớn.
Ông Hà Văn Phúc cho bò ăn.
Ông Hà Văn Phúc cho bò ăn.

Do bò của gia đình nuôi là giống bò cỏ, bò vàng ở địa phương phù hợp với thời tiết khắc nghiệt ở Ea Súp nhưng vóc dáng nhỏ, năm 2000 ông Phúc đã đầu tư mua bò đực giống lai Sind để cải tạo đàn bò. Đến năm 2005, ông lại thay thế bò đực giống lai Sind bằng bò Brahman. Bình quân cứ 2 năm một lần ông thay đổi bò đực giống cho các hộ chăn nuôi khác. Bò mẹ khi mang thai có chế độ ăn riêng, ban ngày chăn thả theo đàn, ban đêm bổ sung thức ăn tinh như cám gạo, cám bắp... để bảo đảm dinh dưỡng. Mùa khô thức ăn của bò khan hiếm, bò phải đi xa tới 10 km mới có thức ăn. Để chủ động thức ăn cho bò vào mùa khô, gia đình ông Phúc đã khai hoang ruộng đất, trồng thêm lúa, cỏ voi, cỏ sả...; mua thêm các phụ phẩm nông nghiệp khác như cùi bắp, rơm, rạ... tích trữ làm thức ăn cho bò ăn vào mùa khô và ăn dặm ban đêm vào mùa mưa để tránh bệnh ỉa chảy. Ông Phúc chịu khó tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò, học cách ủ chua, ủ yếm khí, ủ urê các loại phế phụ phẩm để tăng khả năng tiêu hóa thức ăn của đàn bò; tuân thủ tiêm phòng bệnh long móng lở mồm, tụ huyết trùng và xổ giun theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông.

Nhờ chăn nuôi khoa học, bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ mà đàn bò của gia đình ông Phúc phát triển tốt, ít dịch bệnh. Với giá mỗi con bê giống hiện dao động từ 3-5 triệu đồng, giá bò thịt trưởng thành 7-10 triệu đồng, bình quân mỗi năm gia đình ông thu về hơn 200 triệu đồng từ bán bò thịt và bò giống. Không chỉ vậy, ông còn thu được hàng chục tấn phân chuồng mỗi năm để bón cho điều, hoa màu; sử dụng không hết thì bán cho các thương lái với giá mỗi bao phân (đóng trong bao 25kg) 25.000 đồng, thu lãi hơn 300.000 đồng/ngày, hơn 70 triệu đồng/năm.

Nhật Minh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.